Hôm nay,  

DÂN TRONG VÙNG GIẢI TỎA

20/09/201100:00:00(Xem: 3078)

DÂN TRONG VÙNG GIẢI TỎA

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, thành phố Đà Nẵng những năm qua và sắp tới luôn được ví như "đại công trường". Hàng loạt dự án mở rộng về các làng quê thuộc địa bàn các quận, huyện ngoại thành , khiến cho cư dân phải di dời nhà cửa trong khu vực bị giải tỏa. Và trong tiến trình thực hiện các công trình,nhiều khu vực phải hứng chịu những hậu quả nặng nề: ô nhiễm, bụi, hết đất sản xuất, thất nghiệp.Báo Tiền Phong ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.

Hàng loạt dự án khu đô thị sinh thái, tái định cư, công nghiệp mở rộng về các vùng nông thôn, khiến nhiều làng quê trên địa bàn Đà Nẵng xáo trộn, biến dạng. Đời sống người dân hụt hẫng trước cảnh thất nghiệp, thiếu phương tiện sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp...Bà Nguyễn Thị Đỗ (46 tuổi, thôn Trung Sơn, Hòa Liên, Hòa Vang), tần ngần đứng trước ruộng lúa đang thời làm đòng nhưng nhiều chỗ chết rục: "Nắng thì hạn, mưa lại bị ngập úng thế đó. Bình thường thì chuột, bọ từ các vùng giải tỏa khác tập trung kéo đến cắn phá, cả vụ thu được bao thóc, lấy gì mà sống"". Mỗi sào lúa (500m2) được bà đầu tư 500 ngàn đồng nhưng hầu như trắng tay sau mỗi mùa thu hoạch. Nhà 5 miệng ăn, cả thảy 6 sào ruộng của bà Đỗ đều thuộc diện quy hoạch dự án xây dựng khu nhà liền kề. Giữa năm 2010, ngành chức năng đến đo đạc, kiểm tra ruộng...nhưng chưa đền bù. Bà Đỗ lâm cảnh "đi không được, ở không xong".

Thôn Trung Sơn có ba dự án được quy hoạch, triển khai: khu tái định cư phía Nam đường Nguyễn Tất Thành, khu nhà liền kề và dự án xử lý nước thải khu công nghiệp Hòa Khánh (Liên Chiểu); kéo theo hàng loạt gia đình phải di dời, giải tỏa "trắng". Ông Võ Chí Thành (51 tuổi, thôn Trung Sơn) nói: "Tiền đền bù không đủ làm nhà tái định cư. Hai đứa con đành nghỉ học xin làm công nhân dưới thành phố. Nhưng vợ chồng già thì biết làm cái gì khác ngoài nông nghiệp"".

Tại vùng giải tỏa thôn Quan Nam 1, 5 (xã Hòa Liên), nhiều cư dân thất nghiệp, "ăn không ngồi rồi". Theo ông Ngô Văn Kế (thôn Quan Nam 1), đất nông nghiệp, lâm nghiệp đang mất dần, nhường chỗ cho các dự án. Bình thường, một sào lúa, ao vườn có thể nuôi đủ cho vài miệng ăn sau mỗi vụ mùa, nhưng giờ, gạo ăn đong từng bữa, đời sống ngày một chật vật, ô nhiễm từ các nhà máy khiến ruộng lúa còn lại không thể sản xuất...

Bạn,

Báo Tiền Phong cho biết, phường Hòa Quý ( quận Ngũ Hành Sơn) có trên 1,000 hécta đất giải tỏa, trong đó có 60% là đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Cường, phụ tráchg tổ 1, Khuê Đông (Hòa Quý) cho hay, hàng chục nhà bị giải tỏa thuộc dự án Khu tái định cư phía Bắc đường vành đai phía Nam thành phố vốn sống nhờ nghề nông. Nay hết ruộng, dân thất nghiệp vì thiếu phương tiện sản xuất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tình hình nhân quyền Việt Nam qua hô sơ Formosa lộ rõ màu sắc búa liềm rồi... bất kể thế giới phản đôi. Trong khi đó, có nghi vấn vi cá mập mua là không có giấy phép?
Vậy là y hệt như phim cao bồi bắn súng, bất bình là rút súng ra pằng pằng… Vậy mà, khi công an hỏi tới, hóa ra là súng nhựa. Hay, có phải công an chạy tội cho người khoe súng chăng?
Trong khi Biển Đông sôi động, sóng gió không ngừng, các quan chức ngoaị giao Việt Nam vẫn tưng bừng thu vén cả những món hàng thế giới ngăn cấm, thế là vi cá mập phơi đầy trên maí nhà sứ quán...
Hôm 19/1/2018 vừa qua là tròn 44 năm ngày Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm. Trận Hải chiến Hoàng Sa xảy ra ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Vậy là thê thảm cho công nhân thủy nông Hà Nội, gần 3 năm bị nợ lương mà kêu hoài vẫn không thấy nhúc nhích... Có biết là bao nhiêu gia đình đau khổ chỉ vì quan chức Hà Nội tiền xài như nước, trong khi lương công nhân thủy lợi cứ bị chận hoài.
Vậy là kết thân hơn với Tòa Thánh Vatican, nhưng không biết mức độ tương lai như thế nào. Trong khi đó, chuyện văn nghệ Nội Mông Trung Quốc ca hát tại Hà Nội trong ngày tưởng niệm Hải Chiến Hoàng sa bị ngưng vì “sự cố kỹ thuật” chớ không vì Hoàng Sa. Có biết bao nhiêu triệu người suy nghĩ, tưởng nhớ về Hoàng Sa, vậy mà chỉ cần mấy cô Nội Mông váy Tàu nhảy múa là buồn biết bao nhiêu.
Vậy là robot tới Sài Gòn, làm một tiếp viên nhà hàng... điều này gợi lên suy nghĩ rằng, hàng chục triệu công nhân Việt Nam được chính phủ chuẩn bị kỹ năng gì, khi các hãng xưởng FDI và VN sử dụng robot vào các dây chuyền sản xuất. Phải thay đổi mới theo kịp xứ người, nhưng làm cách nào để thăng tiến cả trăm triệu người dân mới là nan đề.
Học sinh trung học quá kém, thế là lên đại học chới với... Lên đại học may mắn lấy được cử nhân, đa số sẽ đuối sức, hết dám theo lên bậc sau đại học, như Thạc sĩ, Tiến sĩ... Đó là hoàn cảnh chung.
Làm thế nào để chạy đua cách mạng công nghệ 4.0? Phải chăng là nợ lương cho tròn 4 năm? Hay là các quan chức thử tìm hiểu xem cách mạng công nghệ 4.0 có phải là nợ lương nhiều thêm?
Vậy là ông Tổng Bí Thư băn khoăn vì công an “bị kẻ địch mua chuộc”... Có phải là tình báo Trung Quốc hay Mỹ mua chuộc các tướng công an CSVN? Hay chỉ đơn giản là các tướng công an tụự chuyển biến?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.