Hôm nay,  

Những Con Sông Chờ ‘Chết’

16/09/201100:00:00(Xem: 3018)
Những Con Sông Chờ ‘Chết’

Bạn,
Theo báo Sài Gòn dẫn tin từ Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường VN cho biết, hiện khả năng chịu tải chất thải ô nhiễm môi trường tại hệ thống lưu vực sông Đồng Nai đã vượt ngưỡng cho phép. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sông không thể tự làm sạch nếu như tình trạng chất thải ô nhiễm vẫn cứ tiếp tục tuồn thẳng ra sông. Dự báo từ nay đến năm 2020, nếu chất thải ô nhiễm không những không giảm mà còn tăng hơn thì nguy cơ sông Đồng Nai trở thành sông chết là chắc chắn. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này và tình hình ô nhiễm môi trường tại VN qua bản tin như sau.
Theo ông Phùng Chí Sỹ, Viện phó Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường để chủ động bảo vệ và phát triển bền vững con sông này, ngay từ bây giờ, nhà nước cần đầu tư khoảng 751 tỷ đồng (gần 38 triệu Mỹ kim) để quy hoạch bảo vệ sông Đồng Nai.
Điều đáng nói, số tiền cần chi để bảo vệ sông Đồng Nai trên chỉ là con số rất nhỏ trong hàng ngàn tỷ đồng đang phải chi cho các dự án cải thiện chất lượng môi trường. Giáo sư Lâm Minh Triết, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia TPSG cho biết, chất lượng sông Sài Gòn trong những năm qua liên tục suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt.

Một nghiên cứu mới đây do viện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện đã chỉ ra, để cải thiện và bảo vệ nước sông Sài Gòn ước tính cần đến hơn 1 ngàn 700 tỷ đồng. Không dừng lại đó, theo tiến sĩ Trần Hồng Thái, Viện Khoa học Kỹ thuật tư vấn và Môi trường, số tiền dành cho quy hoạch lại bảo vệ hệ thống lưu vực sông Nhuệ Đáy còn cao hơn rất nhiều lần, khoảng hơn 400 ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, đây chỉ mới là số tiền mà nhà nước cần chi cho các dự án mang tính liên tỉnh, liên vùng. Còn tại các tỉnh thành, trung bình mỗi năm ngân sách phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường như cải tạo kênh rạch, xử lý nước thải đô thị, xử lý chất thải rắn... Đơn cử như tại TPSG để cải tạo kênh Ba Bò, ngân sách thành phố bỏ ra hơn 700 tỷ đồng; chi trả cho các đơn vị xử lý chất thải rắn đô thị 4 Mỹ kim - 18 Mỹ kim/tấn rác sinh hoạt. Trong đó, trung bình mỗi ngày thành phố tiếp nhận khoảng 6,500 tấn rác đô thị... Chỉ với những thống kê hết sức đơn giản trên đủ để thấy số tiền khổng lồ mà nhà nước đang phải chi trả cho môi trường.
Bạn,
Báo SGGP cho biết, theo các nhà khoa học, mấu chốt của vấn đề là làm thế nào để không tiếp tục vay môi trường cho phát triển kinh tế. Trong trường hợp các dự án được thực hiện nhưng hiệu quả không được duy trì lâu dài hoặc xuyên suốt thì số tiền phải trả cho môi trường cũng trôi theo sông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.