Hôm nay,  

Loạn Tranh Chấp Đất Rừng

02/09/201100:00:00(Xem: 2444)
Loạn Tranh Chấp Đất Rừng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng Tây Nguyên, trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, tình trạnh tranh chấp đất rừng hỗn loạn giữa người dân và doanh nghiệp bắt đầu từ khi doanh nghiệp được giao thực hiện dự án trồng rừng, trồng cao su. Tại huyện Ea Súp của tỉnh này nhiều doanh nghiệp ở đây đang đối mặt với nguy cơ mất đất dự án vì bị người dân địa phương đua nhau lấn chiếm. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Cách đây hơn 2 năm, ngày 7-7-2009, Công ty Xây dựng Gia Huy (ở TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) được ủy ban tỉnh Đắc Lắc giao 698ha đất tại tiểu khu 248 và 264 tại xã Ea Lê (huyện Ea Súp) để trồng rừng, trồng cao su. Nhưng trên diện tích này đã có hơn 200ha đất bị người dân địa phương lấn chiếm.
Ông Trương Đình Sỹ, Giám đốc Công ty Xây dựng Gia Huy, cho biết: "Đối với diện tích đất canh tác của 68 gia đình cư dân xã Ea Lê và thị trấn Ea Súp lấn chiếm trong vùng dự án, công ty thống kê được có khoảng gần 200ha. Nhưng hiện nay công ty mới hỗ trợ được cho 41 gia đình với số tiền hơn 1.4 tỷ đồng trên diện tích khoảng 140ha. Diện tích còn lại chưa hỗ trợ được vì người dân không chịu đến nhận hoặc kê khai diện tích lớn hơn thực tế". Đã thế, những gia đình chưa nhận tiền hỗ trợ còn lôi kéo người quen tiếp tục lấn chiếm đất rừng trong vùng dự án của công ty.

Chủ tịch ủy ban xã Ea Lê Đặng Phú Bình cho biết thêm: Có một số hộ không thiếu đất nhưng vẫn vào mua đất của những người dân đã xâm canh trước đó để bán lại kiếm lời hoặc hưởng tiền đền bù của chủ đầu tư. Cuộc chiến tranh chấp đất rừng giữa doanh nghiệp và người dân tại Công ty Xây dựng Gia Huy lên đỉnh điểm vào ngày cuối tháng 4-2011 khi cả bảo vệ công ty lẫn viên chức xã Ea Lê đều bị hành hung.
Trong số 20 dự án được giao cho doanh nghiệp trồng rừng và trồng cao su ở huyện Ea Súp với tổng diện tích hơn 16,784 ha, hầu hết đều bị người dân xâm canh. Ủy ban huyện Ea Súp cho biết, tính đến tháng 7-2011, tổng diện tích rừng bị phá trên địa bàn huyện đã lên tới hơn 1.820ha. Trong đó, điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng là các xã Ya Tờ Mốt, Cư M' lan, Cư K' bang, Ea Rốc, Ea Bung...
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, trình bày về thực trạng này, chủ tịch xã Ea Lê Đặng Phú Bình cho rằng việc người dân lấn chiếm, phá rừng tại các dự án trồng rừng, trồng cao su là do họ thấy doanh nghiệp được giao quá nhiều đất. Khi dự án của doanh nghiệp bắt đầu khảo sát, người dân lo sợ mất hết đất sản xuất và nhảy vào xâm chiếm đất các dự án.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.