Hôm nay,  

Ngậm Ngùi Làng Cốm

29/08/201100:00:00(Xem: 2840)
Ngậm Ngùi Làng Cốm

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, trên địa bàn tỉnh Bình Định, có làng cốm An Lợi (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn) là làng nghề truyền thống mà ông cha truyền lại. Giờ đây, nhiều người dân làng này bỏ nghề, tìm vào các thành phố lớn để mưu sinh, chỉ còn lại một số gia đình tiếp tục với nghề như ghi nhận của báo Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Theo ông Trịnh Xuân Lang, một người làm cốm lâu năm ở An Lợi, làm cốm không vất vả nắng mưa nhiều như làm nông nhưng cái công bỏ ra không ít. Cái công mà ông Lang nói bắt đầu từ khi cốm chưa thành hình, thành dáng. Muốn có được cốm nếp dẻo ngon, người làm cốm phải trực tiếp gieo trồng thứ nếp tròn hạt. Thu được hạt nếp rồi, họ lại tiếp tục bỏ công bên cái nóng hừng hực của lửa để hạt cốm nổ giòn trong chảo nón. Quy trình lên khuôn cho cốm tốn nhiều công sức nhất. Hạt nếp nổ giòn sau khi được nhặt hết vỏ trấu đem trộn đều với nước đường đã nấu sẵn. Lúc này, có ít nhất 4-5 người đóng khuôn cho cốm. Hai người cho cốm vào khuôn, 2 người "gõ" cốm, tức dùng búa để ép cốm thành khối hình chữ nhật nhỏ. Công việc này đòi hỏi phải ngồi một chỗ trong thời gian dài khiến nhiều người đau lưng, mệt mỏi. Cốm thành hình rồi, người làm cốm phải chở đi tiêu thụ. Người bán cốm dạo đi đến cả các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận... Những đợt bán dạo này thường kéo dài từ một tuần đến nửa tháng.

Không chỉ bỏ công, người làm nghề nơi đây còn mang vào trong cốm cả những trăn trở về nghề. Ông Trịnh Văn Hùng tâm sự: "Tôi cũng muốn đầu tư máy móc để sản xuất nhanh hơn, mẫu mã, bao bì sản phẩm cũng đẹp hơn. Nhưng đã đầu tư thì phải tăng giá, mà đầu ra của cốm vốn đã không mạnh, nay lại tăng giá, ắt lượng người mua sẽ ít đi".Một thời, đi từ đầu trên đến xóm dưới của thôn An Lợi, ta đều có thể cảm nhận hương của mật, đường quyện trong gió; nghe tiếng hạt bắp, hạt gạo nổ lách tách... Ông Lang kể: "Sau 1975, cốm bán chạy lắm vì bánh kẹo không nhiều như bây giờ. Hồi đó, người làm cốm đông và "say" đến mức hợp tác xã phải ngăn bớt vì ruộng đồng bị bỏ quên. Vậy mà giờ cả thôn chỉ còn không quá 20 nhà làm cốm".
Giờ nhiều người dân An Lợi rủ nhau vào các thành phố lớn để làm ăn, buôn bán. Chị Nguyễn Thị Linh nói: "Bà con xung quanh chủ yếu vào Sài Gòn bán trái cây. Bán trái cây không sướng hơn nghề cốm bao nhiêu nhưng chỉ khổ một người đi bán, còn làm cốm là khổ cả gia đình. Tôi cũng từng vào đó buôn bán, nhưng mình không có cái duyên mua bán, nên lại tiếp tục quay về làm cốm".
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động,tâm sự với phóng viên, ông Trịnh Xuân Lang bùi ngùi nói: "Nhà tôi gắn với nghề cốm đã 3 đời. Nhờ cốm, tôi nuôi được 2 đứa con học đại học. Nhưng giờ tụi nó ở lại Sài Gòn làm việc. Sau này, hai vợ chồng tôi không làm cốm nổi nữa thì cũng đành "đứt".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là Vũ Nhôm bị Singapore bàn giao về cho Hà Nội... trong khi đất nước loanh quanh chuyện kẹt xe hàng ngày, buôn người quậy phá xã hội và thầy cô cứ mải dạy thêm...
Đất nước sẽ về đâu? Sẽ nghiên về Trung Quôc, hay ngả vê Hoa Kỳ? Trong tình hình Trump co cụm, không chịu gánh vác Biển Đông, có lẽ VN sẽ nghiêng về kết thân với Nhật, Úc, Hàn...?
Dính tới chuyện tiền bạc dễ gây tan nát gia đình… ngay cả bà mẹ cũng có khi trở thành người hại con mình.
Lao động xuất khẩu trở thành nguồn lực kinh tế lớn cho Việt Nam... trong khi các quan chức đục khoét không ngừng, như trường hợp Tập đoàn Than Khoáng sản chỉ trong 5 năm đã sai phạm 15.000 tỷ đồng, tức là bốc hơi 661 triệu đôla Mỹ.
Hôm nay là Thứ Hai, ngày đầu của năm 2018. Trong ngày Tết dương lịch, xin ghi lại mấy vần thơ xuân của thi hào Bùi Giáng.
Hôm nay là ngày cuối năm, Chủ Nhật 31/12/2017... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Vậy là nghỉ Tết... Mới Tết Tây đã thấy nghẹt đường: Người dân đi nghỉ Tết, đường phố Sài Gòn và Hà Nội kẹt cứng.
Hóa ra làm kế toán sai là để trốn thuế... Hóa ra kế toán sai để có cớ tăng giá điện... Hóa ra kế toán sai để móc túi toàn dân. Hóa ra kế toán sai là cướp ngày, cướp ngay giữa chợ...
Bảo kê là chuyện bình thường, xảy ra đều đặn, là sự thực diễn ra trước mắt... nhưng để khám phá là chuyện hy hữu. Vì bảo kê là hai bên cùng có lợi, thiệt hại chỉ là thành phần thúứ ba...
Có phải họ là khủng Bố tính đặt bom xăng trong phi trường Tân Sơn Nhứt? Hay chỉ đơn giản là công an quy chụp, ghép tội, đạo diễn… để lập công?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.