Hôm nay,  

NGHỀ ĐƯA ONG ĐI TÌM MẬT

8/27/201100:00:00(View: 2844)
NGHỀ ĐƯA ONG ĐI TÌM MẬT
Bạn,
Theo báo Dân Trí, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện nay có hàng trăm người dân nuôi ong từ các nơi đổ xô về những khu rừng keo lá tràm dọc Quốc lộ 49 để đưa đàn ong đi khắp những cánh rừng lấy mật. Nghề nuôi ong không giống với bất cứ nghề nào khác. Người làm nghề này đòi hỏi phải có sức khỏe và phải chịu khó mới không bị chồn chân mỏi gối khi theo những cánh ong đi lấy mật khắp vùng miền. Báo Dân Trí viết về cuộc mưu sinh này qua đoạn ký sự như sau.
Dưới những tán rừng keo lá tràm thuộc địa phận xã Bình Thành, huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) là gần 500 tổ ong được đặt dưới những gốc cây của vợ chồng ông Trần Văn Minh, người có thâm niên nuôi ong đi lấy mật được gần chục năm. Ông Minh cho biết: "Loại ong này được nhập khẩu từ Úc, lượng mật cho nhiều gấp 2 lần so với ong trong nước và hương vị mật rất thơm nên giá bán cũng cao hơn so với ong nuôi nội địa".Ông Minh quê ở xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hàng năm vợ chồng ông Minh thường đưa đàn ong của mình đi lấy mật tại các tỉnh như Bắc Giang, Bình Phước... "Ở Huế có nhiều khu rừng tràm là điểm sinh sống lý tưởng của đàn ong, hơn nữa vào thời gian này hoa tràm đang trổ nên ong lấy được rất nhiều mật. Vì vậy chúng tôi quyết định thuê xe để đưa đàn ong của mình ra đây lấy mật" , ông Minh giải thích cho việc đưa đàn ong của mình đến Huế lấy mật.

Dưới túp lều nhỏ đủ để che mưa, che nắng và những đồ dùng nhỏ cần thiết cho việc sinh hoạt ăn uống hàng ngày bà Nguyễn Thị Sen, vợ ông Minh cho biết: "Cứ khoảng 7 ngày đến một tuần thì lấy mật một lần, mỗi lần cũng được khoảng gần 2 tấn mật ong. Mật ong sẽ được công ty thu mua mật trong Vũng Tàu ra cân trực tiếp với giá 30.000 đồng/ 1kg. Trừ mọi khoản chi phí bình quân mỗi năm gia đình cũng thu được khoảng 600 trăm triệu đồng".Để có được số tiền đó những người nuôi ong đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả, nhất là lúc đầu phải đi xa để tìm hiểu kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên của vùng đó xem có phù hợp cho đàn ong phát triển không, tìm được rồi lại phải đi thương lượng với chủ rừng vì nhiều người chưa hiểu về nghề này cứ nghĩ ong sẽ làm hại đến rừng. Đã nhiều người trở nên giàu có từ nghề này những cũng không ít người thua lỗ, nợ nần chồng chất vì gặp nhiều yếu tố bấp bênh như : Điều kiện thời tiết không thuận lợi, đàn ong chết do dịch bệnh, bị mất con ong chúa hay gặp phải chủ rừng khó tính, không hiểu biết về ong nên sợ ong làm ảnh hưởng đến rừng...
Bạn,
Cũng theo báo Dân Trí, không chỉ ở những khu rừng dọc quốc lộ 49 đi huyện Hương Trà và huyện A Lưới, mà người nuôi ong còn đến những khu rừng tràm ở hai bên tuyến đường La Sơn - Nam Đông qua địa phận xã Xuân Lộc, Lộc Sơn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, những khu rừng bạt ngàn rừng tràm rất thuận lợi cho đàn ong phát triển.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.