Hôm nay,  

NGHỀ ĐƯA ONG ĐI TÌM MẬT

27/08/201100:00:00(Xem: 2879)
NGHỀ ĐƯA ONG ĐI TÌM MẬT
Bạn,
Theo báo Dân Trí, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện nay có hàng trăm người dân nuôi ong từ các nơi đổ xô về những khu rừng keo lá tràm dọc Quốc lộ 49 để đưa đàn ong đi khắp những cánh rừng lấy mật. Nghề nuôi ong không giống với bất cứ nghề nào khác. Người làm nghề này đòi hỏi phải có sức khỏe và phải chịu khó mới không bị chồn chân mỏi gối khi theo những cánh ong đi lấy mật khắp vùng miền. Báo Dân Trí viết về cuộc mưu sinh này qua đoạn ký sự như sau.
Dưới những tán rừng keo lá tràm thuộc địa phận xã Bình Thành, huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) là gần 500 tổ ong được đặt dưới những gốc cây của vợ chồng ông Trần Văn Minh, người có thâm niên nuôi ong đi lấy mật được gần chục năm. Ông Minh cho biết: "Loại ong này được nhập khẩu từ Úc, lượng mật cho nhiều gấp 2 lần so với ong trong nước và hương vị mật rất thơm nên giá bán cũng cao hơn so với ong nuôi nội địa".Ông Minh quê ở xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hàng năm vợ chồng ông Minh thường đưa đàn ong của mình đi lấy mật tại các tỉnh như Bắc Giang, Bình Phước... "Ở Huế có nhiều khu rừng tràm là điểm sinh sống lý tưởng của đàn ong, hơn nữa vào thời gian này hoa tràm đang trổ nên ong lấy được rất nhiều mật. Vì vậy chúng tôi quyết định thuê xe để đưa đàn ong của mình ra đây lấy mật" , ông Minh giải thích cho việc đưa đàn ong của mình đến Huế lấy mật.

Dưới túp lều nhỏ đủ để che mưa, che nắng và những đồ dùng nhỏ cần thiết cho việc sinh hoạt ăn uống hàng ngày bà Nguyễn Thị Sen, vợ ông Minh cho biết: "Cứ khoảng 7 ngày đến một tuần thì lấy mật một lần, mỗi lần cũng được khoảng gần 2 tấn mật ong. Mật ong sẽ được công ty thu mua mật trong Vũng Tàu ra cân trực tiếp với giá 30.000 đồng/ 1kg. Trừ mọi khoản chi phí bình quân mỗi năm gia đình cũng thu được khoảng 600 trăm triệu đồng".Để có được số tiền đó những người nuôi ong đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả, nhất là lúc đầu phải đi xa để tìm hiểu kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên của vùng đó xem có phù hợp cho đàn ong phát triển không, tìm được rồi lại phải đi thương lượng với chủ rừng vì nhiều người chưa hiểu về nghề này cứ nghĩ ong sẽ làm hại đến rừng. Đã nhiều người trở nên giàu có từ nghề này những cũng không ít người thua lỗ, nợ nần chồng chất vì gặp nhiều yếu tố bấp bênh như : Điều kiện thời tiết không thuận lợi, đàn ong chết do dịch bệnh, bị mất con ong chúa hay gặp phải chủ rừng khó tính, không hiểu biết về ong nên sợ ong làm ảnh hưởng đến rừng...
Bạn,
Cũng theo báo Dân Trí, không chỉ ở những khu rừng dọc quốc lộ 49 đi huyện Hương Trà và huyện A Lưới, mà người nuôi ong còn đến những khu rừng tràm ở hai bên tuyến đường La Sơn - Nam Đông qua địa phận xã Xuân Lộc, Lộc Sơn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, những khu rừng bạt ngàn rừng tràm rất thuận lợi cho đàn ong phát triển.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếng Anh luôn luôn là ưu tiên... và bây giờ, trình độ thực sự về tiếng Anh của người dân Việt Nam tới đâu?
Tốn bao nhiêu tiền để đi tour Đài Loan và bỏ trốn? Câu trả lời là tùy... Bản tin Zing kể: Trả lời cơ quan chức năng Đài Loan hôm 27/12, 3 du khách Việt Nam đầu tiên bị bắt lại (gồm 2 nam 1 nữ) thừa nhận họ đến Đài Loan để làm việc kiếm tiền, không phải đi du lịch, theo Apple Daily.
Gò Đống Đa là nơi Vua Quang Trung đánh một trận lớn, gây kinh hồn quân phương Bắc. Bây giờ gò trở thành di tích.
Du khách Việt sang xứ Đài rồi biến mất... Có vẻ như sắp xếp này đã dàn dựng từ lâu, vì không lẽ những người biến mất hoàn toàn không thông đồng gì nhau...
Vậy là sắp tới Tết Tây… và cũng sắp tới Tết Ta. Tết Tây còn gọi là Tết dương lịch 2019, Tết Ta gọi là Tết Nguyên Đán.
Chuyện chỉ có ở thiên đường xã hội chủ nghĩa: hiệu trưởng có phòng ngủ trong phòng làm việc. Do vậy, báo Giáo Dục VN nêu một đề nghị: Phải lập tức dẹp phòng ngủ trong phòng làm việc của hiệu trưởng… Chấm dứt việc dựng phòng ngủ trong phòng làm việc của hiệu trưởng là việc cần làm ngay trong lúc này ở các đơn vị trường học hiện nay.
Có một ca khúc mùa lễ Giáng sinh mà người Công Giáo nào cũng thuộc... và rất nhiều người không có đạo cũng từng nghe hàng năm. Đó là bài Hang Bêlem...
Có một ca khúc trong mùa Lễ Giáng Sinh gần như ai cũng biết, kể cả người ngoài Thiên Chúa Giáo: bản nhạc Đêm Thánh Vô Cùng.
Ly dị tưng bừng... Càng lúc càng ly dị nhiều... Đó là vấn đề của các cặp gia đình trẻ Miền Tây Nam Bộ.
Thế gian vẫn còn nhiều người tử tế, lương thiện... Phải chi nước mình nhiều người đẹp tuyệt vời như thế: Nhặt được 100 triệu đồng, nữ nhân viên tìm người trả lại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.