Hôm nay,  

Nhọc Nhằn Học Hè

29/06/201100:00:00(Xem: 4312)

Nhọc Nhằn Học Hè

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại VN, học sinh chỉ mới bắt đầu nghỉ hè, và cũng như mọi năm, cuộc đua... học hè đã khởi động sớm từ trước đó. Có một điều khác, thông tin đầu tháng 8 sẽ tựu trường, khiến cho cuộc đua học hè càng tăng tốc. Bây giờ phụ huynh phải nhọc lòng tìm chỗ cho con học chữ trong 2 tháng hè ngắn ngủi. Báo SGGP ghi nhận về hiện trạng này qua bản tin như sau.

Hôm họp phụ huynh cuối năm, nhiều phụ huynh ở một trường trung học cơ sở ở quận 3 bàn chuyện tổng kết, liên hoan cho các học sinh thì ít mà chỉ nháo nhào hỏi nhau "thầy cô nào dạy hè tốt"... Lần theo một địa chỉ mà các phụ huynh chuyền tay nhau, phóng viên đến một căn nhà 4 tầng trong một con hẻm khang trang trên đường Lê Văn Sỹ (quận 3). Cổng khép kín, chỉ chừa một ô cửa nhỏ đủ nhìn vào bên trong để xem tới lượt mình được vào "tham vấn" chưa. Cô nhân viên hỏi khách: "Con anh muốn học môn gì, lớp mấy"".

Môn Toán thì học tại cơ sở này, còn Lý và Hóa thì phải đi bộ đến một cơ sở khác trong một con hẻm ngoằn ngoèo cách đó khoảng 500m. Học phí thu 3 tháng một lần, tròm trèm gần 3 triệu đồng. "Đăng ký liền đi để giữ chỗ, trễ quá không nhận đâu", cô nhân viên "khuyến cáo". Vờ không mang đủ tiền, phóng viên xin khất đến chiều và.... rút. Đi về, trong đầu nhẩm tính số tiền học phí mà... giật mình thay cho những bậc phụ huynh diện công nhân hay lao động nghèo.

Một trung tâm văn hóa ngoài giờ khác được nhiều bậc phụ huynh đồn đãi nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi (quận 1) và có nhiều cơ sở phụ khác, có khả năng tiếp nhận hàng ngàn học sinh vào học. Thật vậy, cứ đi ngang trung tâm này vào những ngày cuối tháng 5 vừa qua, nhiều người phải đội mưa đứng chờ người thân chen vào ghi tên. Giá học phí 2-3 môn cũng từ 6 con số trở lên nhưng có tiền chưa hẳn đã được học vì điều kiện "đầu vào" phải là học sinh khá trở lên.

Nhọc nhằn, tốn kém là vậy nhưng nhiều phụ huynh vẫn quyết liệt trong cuộc đua kiếm chỗ cho con học chữ mùa hè. Anh Vĩ, nhà ở đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) cho biết "năm ngoái mời thầy tới nhà dạy cho thằng bé đàng hoàng, vậy mà kết quả cuối năm nó vẫn... trung bình". Mấy hôm nay, điện thoại của anh nóng liên tục vì nhiều cuộc gọi cho người quen nhờ chỉ chỗ cho con học hè. Còn anh Thanh, nhà ở đường Cống Quỳnh (quận 1) cười toe toét cho biết "đã tìm đến nhà thầy và thầy đã đồng ý nhận dạy kèm cho thằng nhóc".

Bạn,

Báo SGGP phân tích rằng học kém hay trung bình, phải đi học thêm để lấy lại căn bản cũng là điều chính đáng. Nhiều học sinh học giỏi vẫn bị cha mẹ buộc học thêm để... "giỏi như Ngô Bảo Châu". Hè, dường như không còn là khái niệm "sân chơi" cho các học sinh. Hè đã ngắn lại, ít đi, và cũng không kém phần nhọc nhằn như trong năm học!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.