Hôm nay,  

Chuyện Học Làng Quê

9/3/200000:00:00(View: 6423)
Bạn thân,
Phước đức lớn trong đời là được thi đậu vào đại học. Nhưng tại nhiều nơi ở quê nhà, đậu vào đại học lại là gánh thật nặng cho cả gia đình. Tình hình này được báo An Ninh Thủ Đô kể như sau.

Chuyện 5 học sinh của làng cùng lúc thi đậu đại học lan nhanh như gió, khuấy động cả làng Giỏi bé nhỏ. Những gia đình có con em thi đỗ vui mừng đã đành. Đến ngay mấy bà hàng cá, hàng thịt chợ Phí cũng tưng bừng bình luận: “Đấy! ai dám bảo con em nông thôn chúng mình là học hành dốt nát. Con trai ông Quả kia kìa nhà thì nghèo rớt mồng tơi, ăn không đủ no, thi đại học chẳng ôn luyện ông này, bà nọ, thế mà đùng một cái đỗ luôn, thật là mở mặt cho cả họ hàng, tiên tổ”! Các cụ già thì gật gù: “Không ngờ làng ta còn thịnh thế. Âu cũng là thành hoàng cảm kích trước tấm lòng thơm thảo của con cháu làng Giỏi”. Và rồi, không phải ngày hội, chẳng phải ngày rằm, các cụ cũng khua chiêng, gióng trống.

Tôi về thăm quê đúng lúc các cụ đang long trọng rước lễ. Vừa nhìn thấy tôi, ông Đài trưởng họ đã vui vẻ nói: “Mừng quá con ạ! Gần chục năm rồi làng ta mới được mùa thi. Những 5 “ông cử” cơ đấy.”

Vừa về đến nhà dựng xe vào sân, đã nghe thấy tiếng bà nội tôi “Thằng Nguyên, con chú Bộ thi đỗ đại học đấy - Vui quá, bà nói họ Nguyễn nhà mình đã có 18 người vào đại học đấy, cao nhất làng Giỏi này”. Tôi nghĩ - Không ngờ chuyện học ở quê bây giờ lại có nhiều người quan tâm đến thế.

Bẵng đi một thời gian không về quê. Hôm nay nhân có cô tôi ở Sài Gòn ra chơi, tôi cùng cô về thăm quê luôn. Đến đầu làng, gặp Thím Đô đang gánh đạm ra đồng. Quăng phịch gánh đạm xuống đường, thím vội vã hỏi tôi: “Cháu có thấy thằng Nguyên ra chỗ cháu không"”. Tôi lắc đầu. Thím thở dài, nước mắt lưng tròng. Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế"”. Thím nghẹn ngào: “Về nhà thím kể”.

Rót nước mời tôi, thím vừa khóc vừa nói: “Thằng Nguyên bỏ nhà đi hơn nửa tháng rồi. Nó bỏ ra Hà Nội phụ xây, bao giờ nó góp đủ tiền đi học nó mới trở về. Thím khổ lắm cháu ơi!”


- Thế thằng Nguyên không đi học à" Tôi hỏi.
- Bố nó không cho nó đi. Nó chán nên mới bỏ nhà.

Nhìn sang chú tôi đang ngồi bó gối, mặt thất thần, thím nấc lên - “Người ta thì chạy ngang chạy ngửa cho con đỗ đại học mà không được. Đằng này đường đường chính chính thi đỗ lại bắt nó ở nhà theo đít con trâu”.

Chú tôi gắt lên: “Không phải là tôi không muốn cho nó đi. Nhưng bà thử xem. Một ngày tôi với bà làm được mấy nghìn" Nếu thằng Nguyên đi học, tháng ít nhất cũng phải mất bốn năm trăm nghìn, thế thì cả nhà ăn cám à"”
- Nhưng tôi đã bảo ông bán mảnh vườn trước nhà đi lấy tiền cho nó ăn học cơ mà" - Thím tôi nói lại.
- Bà nghĩ đơn giản quá, mảnh vườn kia bán đi liệu có được 15 triệu không" 5 năm đại học ít cũng phải mất 30 triệu. Lại còn khoản tiền chạy việc khi ra trường nữa chứ"

Tôi ngồi nghe chú thím nói lòng nặng trĩu nỗi buồn. Chao ôi! Bao đời người nông dân vẫn khổ thế. Cái thời ngày xưa đi học trường xa, phải đi bộ, quanh năm chỉ một bộ quần áo. Buổi trưa ngồi nghe giảng tai ù, bụng réo. Cả ngày mới được bữa cơm! Có điều, tuy đói rách nhưng thời ấy có chí, ắt lên người còn bây giờ trường lớp khang trang, cánh cửa các trường đại học luôn rộng mở mà con em nông dân chỉ đứng ngậm ngùi khao khát mà thèm. Bởi học phí nặng quá, dân thành thị tiêu mấy trăm ngàn là chuyện nhỏ, nhưng ở nông thôn đó là cả một gia tài. Cả năm đầu tắt mặt tối thắt lưng buộc bụng mới được hơn triệu bạc. Đầu năm chạy tiền học cho mấy đứa phổ thông đã đủ méo mặt, còn đâu mà màng đến đại học. Giá như các cụ làng tôi, giá như dòng họ Nguyễn của tôi cũng lập ra một quỹ khuyến học, hay trích một phần tiền tu sửa đình chùa lễ lạt để giúp đỡ những đứa trẻ như Nguyên em tôi thì giờ này chắc chúng đang được say mê nghiên cứu trên giảng đường đại học.

Bạn thân,
Baì báo kết luận bằng lời cảm khái của tác giả: “Nguyên, giờ này em đang lang thang kiếm sống nơi nao ở chốn thị thành" Biết bao giờ em mới kiếm đủ tiền để vào đại học.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khắp nơi... ô nhiễm. Trên trời khói mù mịt, dưới nước xả thải đen nghịt, giữa đường phố cát bụi và rác khắp nơi... thức ăn độc hại. Làm sao mà sống nổi.
Tiền nợ thuế không thu được lại tăng đều... Báo Người Lao Động kể: Tiền nợ thuế không có khả năng thu hồi của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự… tăng 8% so với cuối năm 2017.
Vậy là anh Will Nguyen về lại Hoa Kỳ... Những gì anh ước mơ đóng góp cho Việt Nam đã bị nhà nước từ chối.
Vậy là, hàng năm mưa bão hẹn nhau... Dân lại khổ, thê thảm. Bản tin VietnamNet kể: Mưa lớn sau bão số 3, Nghệ An nhiều nơi bị cô lập. Chủ tịch huyện miền núi Quế Phong Lê Văn Giáp trưa Thứ Năm cho biết, mưa vẫn đang tiếp tục, nước lũ thượng nguồn từ Lào đổ về rất lớn và có nguy cơ sạt lở đất ở ven sông.
Thí sinh Hà Giang học giỏi nhất nước... nhờ sửa điểm thi. Bao nhiêu năm rồi? Năm nay thì lộ chuyện sửa điểm.
Đập kính xe hơi để chôm tiền tỷ đang là kiểu mới đáng ngại… Dĩ nhiên dân nhà giàu đi xe hơi thì lo, nhưng nhà nghèo cũng có lúc văng miểng… Bản tin VietnamNet kể: Gần đây, nhiều vụ mất trộm tiền tỷ trong ô tô đã xảy ra. Điều đáng nói, nhiều đối tượng còn ngang nhiên đập cửa kính ô tô, thực hiện hành vi trộm cướp ngay ngoài đường, nơi có người qua lại.
Vậy là đội tuyển Pháp quốc thắng giải vô địch bóng đá thế giới trong trận chung kết World Cup 2018 tại thủ đô Nga hôm 15/7/2018: đội Pháp đánh bại đội Croatia tỷ số 4-2.
Chuyện lạ... bỗng nhiên cháy tàu cá. Báo Một Thế Giới kể chuyện Cà Mau: Đang neo đậu tại bến sông, tàu cá của ngư dân Cà Mau bất ngờ bốc cháy, toàn bộ ngư lưới cụ bị hư hỏng hoàn toàn.
Kinh doanh tại Việt Nam luôn luôn lo rào cản... Làm sao giảm bớt rào cản? Bản tin VTV kể rằng muốn đưa rào cản mục tiêu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh... rất mực gian nan.
Báo Người Lao Động kể: Thị trường Bất Động Ssản Hà nội và TP SG đang được ghi nhận là sức mua căn hộ giảm rõ nét, đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư nghe ngóng, chờ đợi…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.