Hôm nay,  

Sống Trong Vùng Động Đất

3/10/200100:00:00(View: 5220)
Bạn,
Như VB đã loan, cách đây gần ba tuần, tại vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu đã xảy ra 6 trận động đất lớn, từ 22 giờ 50 phút ngày 19/2 đến 6 giờ sáng hôm sau. Đây là trận động đất mạnh nhất tại vùng này kể từ trận động đất cách đây gần 8 năm vào ngày 29-3-1993, ở vết nứt gãy lớn Điện Biên Phủ-Lai Châu đã xảy ra trận động đất 4.9 độ Richter. Hai ngày sau, địa chấn tại xảy ra ở mức thấp hơn nhưng cũng đã khiến cho cư dân một đêm mất ngủ và nỗi lo sợ càng tăng lên với những tin đồn. Báo Thanh Niên đã ghi nhận về nỗi lo của dân vùng động đất qua đoạn ghi chép như sau.

6 giờ chiều 21-2, chúng tôi (phóng viên) đang ngồi trên tầng 2 khách sạn, bỗng nghe tiếng chuyển động ầm ầm như tiếng sấm đất, tiếp đó mặt đất chao đảo trong vài giây, mọi người chạy ra cả đường gần như là ngay lập tức. Một cư dân giải thích rằng hầu như nhà nào cũng mở sẵn cửa để chạy. Một phó tổng biên tập báo Điện Biên Phủ kể ra 10 trường hợp bị thương, không ai bị tường đè, nhà đổ mà đều lo chạy. Nhiều nhất là học sinh trường sư phạm Lai Châu, do cầu thang hẹp, các giáo sinh chen lấn, xô đẩy, ngã đè, chồng đống lên nhau. Nhiều người chỉ hoảng loạn mà ngất đi. Đêm, nhiều người cấm trại ở sân vận động, ở các bãi đất trống để ngủ. Cánh lái xe tải đỗ xe ngay giữa đường đè lên vạch phân cách để phòng nhà có đổ cũng không đổ được vào xe. Đêm khách sạn nơi các phóng viên ở nghe thông báo của phường đề nghị mọi người không được vào nhà trước 23 giờ đêm. Người tụ tập thành từng đám đông và chính ở đó nhiều tin thất thiệt được tung ra. Chính các phóng viên được nghe: Vào 3 giờ sáng ngày 22-2 sẽ có một trận động đất 7.3 độ Richter. Hỏi ra thì được trả lời: Tin từ Hà Nội điện thoại lên. Mãi cho đến khi VTV truyền đi lời của tiến sĩ Nguyễn Văn Thủy, viện trưởng Viện Vật lý địa chấn, khuyên bà con yên tâm trở về nhà, mọi người mới lần lượt trở về.

Theo báo quốc nội, những trận địa chấn sau động đất là điều thường tình, đáng lý các cơ quan khoa học có phát ngôn chính thức, giải thích bằng cơ sở khoa học để kịp thời thông báo cho người dân chắc hẳn người dân sẽ yên tâm hơn. Nhưng các cơ quan khoa học đã không làm điều đó. Đêm 22-2 là một ví dụ: Khi ông Thủy lên truyền hình và có lời khuyên, bà con tin ngay và trật tự lại được vãn hồi. Các phóng viên cũng lấy làm lạ hầu hết những tin đồn phát ra từ Lai Châu đều do người nhà từ Hà Nội điện thoại lên. Cũng không hiểu dựa vào cơ sở nào để một số phường thông báo cho dân ra khỏi nhà trong lúc nhiều nơi khác như trường Sư phạm Lai Châu lại thông báo yêu cầu học sinh phải ngủ để bảo đảm sức khỏe ngày mai đến lớp. Có cảm tưởng như người dân không sợ hậu quả của trận động đất vừa qua mà họ chỉ sợ tin đồn. Một cán bộ ở Văn phòng Ủy ban tỉnh kể một chuyện rất đáng lưu ý: Trong lúc mọi người nháo nhác đổ ra đường thì một đoàn chuyên gia người Nhật ở khách sạn vẫn thản nhiên ngồi làm việc và cười.

Bạn,
Sau trận động đất, theo báo cáo của tỉnh Lai Châu thì có đến 98% công trình công cộng bị hư, trong lúc đó có 80% nhà của cư dân với nhiều nhà xây không có khung chịu lực bị nứt. Điều này bộc lộ một vấn đề khác, đó là tất cả công trình ở Điện Biên đều có ghi rõ: Công trình có thể chịu được động đất ở mức 7-8 độ Richter. Thế nhưng mới 5.3 Richter thì đã bị hư hại. Quan sát một số bức tường nứt ở các công sở, các phóng viên mới thấy độ kết dính của xi măng là quá kém. Nhiều nơi có thể dùng tay lấy ra từng viên gạch. Tỉnh Lai Châu đã có một bản đồ dự báo có khả năng động đất, vì thế các công trình xây dựng nói chung phải tuân thủ nghiêm ngặt theo thiết kế, thế nhưng quy định đó đã bị xem thường.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn họp tại VN... Nhà nước Việt Nam rất mực hài lòng...
Hôm nay vẫn còn xuân... vì dân Sài Gòn vẫn tưng bừng xuân, trẻ em còn nghỉ học, công chức chưa về lại sở làm, hoa xuân vẫn thắm, những tà áo dài vẫn thướt tha ở nhiều kiểng chùa và công viên...
Không vui, không ăn tiền… Đó là câu nói thường nghe quanh các buổi múa lân.
Hôm nay là cận Tết... Người người chờ năm mới. Truyền thông ông bà là tránh nói chuyện buồn ngày xuân, và nên nói chuyện lành chờ Tết.
Nhìn đâu cũng thấy hình ảnh ngày xuân... Báo Tin Tức kể chuyện bến đò hoa Tết: Xuôi theo dòng kênh Tàu Hũ (quận 8), TP SG, những chiếc ghe, xuồng chở đầy các loại hoa đặc trưng ngày Tết theo các chủ vườn miền Tây: Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long… đã đến bến Bình Đông từ rất sớm. Nhìn cảnh tấp nập cảnh xuồng ghe chở đầy hoa kiểng ở các tỉnh miền Tây đổ về thành phố bày bán, ai ai qua đây cũng nôn nao một cái Tết xum vầy...
Tết kiểu Singapore... Việt Nam trong tương lai sẽ ăn Tết kiểu Singapore? Có vẻ như viễn ảnh này sắp tới.
Gần Tết, đủ thứ chuyện nhức đầu... kẹt xe, về quê, tăng giá... Báo Tiền Phong kể: Theo khảo sát của phóng viên, nhiều cửa hàng bia trên phố Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Hoa Thám... đã tăng giá bia từ 10 đến 20% so với ngày thường.
Nhậu tưng bừng... bia rượu. Cả ma túy... Vẫn lái xe như thường. Báo Giao Thông kể: Phát hiện hơn 12.500 tài xế uống rượu bia, 45 tài xế dương tính với ma túy... Sau 1 tháng ra quân, lực lượng CSGT phát hiện hơn 12.500 tài xế uống rượu bia, 45 tài xế dương tính với ma túy nhưng vẫn điều khiển phương tiện.
Vậy là Tết, tưng bừng Tết, rủ nhau về quê ăn Tết… Bản tin TTXVN kể chuyện bến xe Miền Đông Sài Gòn: Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc, tấp nập ra bến xe về quê ăn Tết Thứ Ba, 29/01/2019 07:54 Bến xe Miền Đông những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đông nghịt người dân với lỉnh kỉnh đồ đạc về quê đón Tết.
Trật bánh xe lửa... Sao cái chuyện này cứ xảy ra hoài... Bản tin Infonet kể chuyện gọi là “Sự cố tàu trật bánh: Đường đã thông, khách vẫn vật vờ chờ đợi ở ga Sài Gòn”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.