Hôm nay,  

Áp Lực Trong Học Hành

23/12/200500:00:00(Xem: 6248)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên tại VN không phải là chuyện mới, và các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các sinh viên, học sinh, ngay cả các học sinh bậc tiểu học. Đây chính là khởi nguồn cho một loại bệnh lý của thời hiện đại: bệnh tâm thần vì sức ép học vấn. Báo CA ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.

7giờ 30 phút sáng, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại Tp.SG. Mẹ D. kể với bác sĩ: "Tối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...". Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ". Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không"". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý". Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...". Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".

Phóng viên ngồi ở chiếc ghế con, đối diện với bàn khám bệnh của bác sĩ Dương, quan sát D. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to. Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".

Bạn,

Báo CA cho biết: theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8 ngàn người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm mới, nhiều chuyện mới, Đảng CSVN cũng tưng bừng đổi mới: Kể từ năm 2017 sẽ cho chiếu phim 18+... Phim người lớn? Đó là tin nhà nước, không gọi là “phim người lớn,”
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú,
Nói chuyện bệnh viện... hay nghe chuyện bệnh viện là phát bệnh. Bởi vì bế tắc chồng bế tắc. Câu chuyện người chết phải bó chiếu chở xe gắn máy về, hay bó chiếu cáng về...
Có cách nào để chống diễn biến hòa bình? Đó là thắc mắc của Ban tuyên giáo CSVN… khi cán bộ đục khoét ngân sách, hay gây thua lỗ cho doanh nghiệp quốc doanh và rồi trốn sang Châu Âu…
Hai chàng thanh niên ra tòa án CSVN xử phúc thẩm đã bị y án sơ thẩm... vì khẩu hiệu phản động. Nhưng trong các bản tin về phiên tòa trên báo nhà nước không nói rõ khẩu hiệu phản động là gì...
Năm nay đặc biệt thị trường bi quan, mua bán chợ búa chậm hẳn... Có lẽ vì lo ngại về các bản tin tiền giả, rồi đổi tiền... Phải lo phòng thủ chớ, ai mà sơ hở là chết như chơi.
Nghe đây nghe đây, “tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển”... ha ha ha a a... bắt chước câu nói của xướng ngôn viên thời tiết trên đài truyền thanh khi xưa thôi ha ha ha.
Thê thảm... khi bạn bước tới chợ, nhìn đâu cũng phát sợ. Hiền như rau, như trái cây... vậy mà ngó thấy là sợ. Chỉ mong nhìn thấy sâu trên lá rau, còn tin được là gần thiên nhiên, ít thuôc bảo vệ thực vật.
Đời người ngắn lắm... có khi 50 tuổi, có khi 60, có khi 70 hay nhiều hơn... Để tìm được những khoảnh khắc như ý trong đời rất là gian nan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.