Hôm nay,  

Nông Dân Khổ Vì Giá Lúa

19/10/201000:00:00(Xem: 3609)

Nông Dân Khổ Vì Giá Lúa

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, hiện nay, nhiều địa phương ở  miền Tây Nam phần đang thu hoạch lúa thu đông sớm, năng suất khoảng 5 - 5.5 tấn/ hécta.  Thế nhưng,  nông dân lại khổ vì lúa thu hoạch xong vẫn phải "nằm sương, nằm gió" chờ thương lái.  Lợi dụng cơ hội này,  Thương lái tùy tiện ép giá, nông dân túng bấn đành phải bán rẻ hạt lúa mà mình vắt sức cả mùa làm. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Dọc theo con đường qua các xã Hòa Bình, An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang... dày đặc những ụ lúa phơi khô đang chờ người mua.  Bà Trần Thị Đỡ, một chủ lúa, buồn ra mặt: "Thu hoạch lúa ngay đợt mưa bão nên chi phí tăng cao. May mà được một, hai ngày nắng phơi lúa khô. Thương lái không cần xem qua đã chê lúa bị mưa vỏ tối, gạo vàng, gãy phải hạ giá". Thương lái hẹn vài bữa quay lại nhưng nay cũng bặt vô âm tín. Nhiều người đang thu hoạch lúa bên ruộng bà Đỡ cho biết thương lái vừa đến ruộng hỏi mua lúa tươi nhưng giá chỉ khoảng 4 ngàn500 đồng/kg. Bà Đỡ thắc mắc: "Tôi nghe nói đang xuất khẩu mạnh lắm sao giá lúa lại sụt giảm. Mấy người thu hoạch trước cỡ một tuần bán đến 5 ngàn500 đồng/kg lúa khô thì thấp gì lúa tươi cũng khoảng 5.000 đồng/kg chứ"


Còn tại các xã Vị Đông, Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, nông dân cũng điêu đứng vì bị thương lái... làm giá. Họ cho giá lung tung, mỗi nơi mỗi giá khiến nông dân không biết đâu mà lần. Ông Lâm Văn Khởi, ở xã Vị Đông, nói lúa của ông rất sạch, hạt dài, gạo trong vậy mà đi kêu lái bán cũng hết sức nhiêu khê.  Ông Khởi than:"Vừa mở miệng bao lúa ra xem là họ chê xối xả. Trong khi giá cả thị trường hiện nay khoảng 5 ngàn 500 đồng/kg thì họ trả chưa tới 5 ngàn đồng/kg. Thấy dân nghèo cần tiền nên thương lái ép giá" . Còn nhiều nông dân tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết giá lúa chỉ còn 4 ngàn 900 đồng/kg, thấp hơn giá thị trường rất nhiều nhưng nhiều người túng bấn phải bấm bụng bán.  
Nhiều nông dân cho biết khi lúa trên đồng đang thu hoạch thì lái lúa lui tới mỗi ngày để chờ mua. Khi lúa đang phơi sấy, thương lái đã đặt tiền cọc để làm tin, hẹn ngày quay lại cân lúa. Quá hẹn đến mấy ngày, nông dân nóng ruột gọi điện cho thương lái thì được trả lời là không mua nữa.  Ông Phạm Văn Sáu, nông dân ở xã Vị Trung, nói:"Họ chịu mua lúa tôi 5 ngàn 500 đồng/kg và đặt cọc 300 ngàn đồng. Bây giờ, họ bảo giá đó là của 3 ngày trước chứ hiện nay chỉ còn 5 ngàn 100 đồng/kg. Tôi không đồng ý thì họ bỏ tiền đặt cọc."
Bạn,
Cũng  theo báo Người Lao Động, trường hợp này cũng xảy ra phổ biến ở các huyện khác của tỉnh Hậu Giang, An Giang... Nông dân  Phạm Văn Sáu  nói trên cho biết:"Vì số tiền đặt cọc chỉ 200 ngàn-  300 ngàn đồng nên họ có bỏ thì chẳng thiệt thòi là bao. Còn nếu nông dân kẹt tiền chấp nhận bán giá thấp thì họ lời đậm. Đây rõ ràng là cách làm ăn dối trá của thương lái để bắt chẹt nông dân."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.