Hôm nay,  

Loay Hoay Chống Ngập

27/05/201000:00:00(Xem: 3406)

Loay Hoay Chống Ngập

Bạn,
Thành phố Sài Gòn đang  ở vào mùa mưa. Theo Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố,hiện toàn phố SG có khoảng 163 điểm thường xuyên bị ngập nước kéo dài khắp 24 quận, huyện. Theo kế hoạch, trong năm 2010, TPSG cố gắng xóa 40% số điểm ngập nước, tiến tới sẽ xóa 100% điểm ngập vào năm 2020. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng giấc mơ thoát khỏi "vòng tay thủy thần" sẽ khó trở thành sự thật dẫu có đổ bao nhiêu tiền vào các công trình chống ngập. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Với hàng chục tỉ đồng từ nay đến năm 2020, nhiều dự án đã được đầu tư để hạn chế tình trạng ngập úng, trong đó có 4 dự án lớn: Dự án vệ sinh môi trường TP, dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án cải thiện môi trường thành phố và dự án cải tạo rạch Hàng Bàng.
Ngoài ra, hàng loạt công trình thoát nước khác cũng đã và đang được triển khai. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng TPSG, hiệu quả thực sự của những dự  án trên đến nay vẫn chưa thỏa mãn kỳ vọng của  thành phố. Đặc biệt năm 2009, Bộ Nông nghiệp cũng đã lập một dự án chống ngập cho TPSG với kinh phí lên đến gần 12 ngàn tỉ đồng nhưng dự án này, theo các nhà khoa học nhận định là không khả thi vì nó chưa đề ra một cách đầy đủ các giải pháp chống ngập từ cả ba nguyên nhân chính gây ra là mưa, lũ và triều cường.


Nhìn xuyên suốt lịch sử "chống thủy thần" của thành phố, kỹ sư Vũ Đức Thắng, Hội Tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý TPSG, đúc rút nghịch cảnh: Càng đầu tư chống ngập nhiều thì lại càng ngập nặng. Kỹ sư Thắng dẫn chứng: Từ cuối thế kỷ 20, lúc đó trên địa bàn TPSG mới có khoảng 8-36 điểm ngập thì đã có nhiều cuộc họp hứa hẹn quyết tâm "Sài Gòn - "Cô tiên năm 2000"  không thể bị ngập nước, ướt chân, lấm dép..." nhưng đến năm 2001, đã tăng tới 100 điểm ngập. Từ đó tiền rót vào các công trình tăng thêm nhưng đến năm 2001 chỉ xóa được 10 điểm ngập và phát sinh 24 điểm ngập mới. Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Lân, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, ngập nước là câu chuyện đương nhiên ở lãnh thổ gần biển và đối với các khu đô thị hóa. Gần đây, người ta hay nói đến việc chống ngập và đưa ra những dự án lớn - nhỏ để chống ngập. Tuy nhiên, nếu xem xét vấn đề một cách toàn diện hơn thì thấy rằng chống ngập không bao giờ đạt được hiệu quả triệt để. Chỉ nên đặt vấn đề giảm ảnh hưởng của ngập và tìm cách thích ứng với tình trạng ngập nước.
 Bạn,
Cũng theo  báo Người Lao Động, mong ước đưa thành phố Sài Gòn khỏi "vòng tay thủy thần", theo  tiến sĩ  Nguyễn Hữu Lân sẽ càng trở nên xa vời nếu các nhà chuyên môn nhìn vào dự báo biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên-Môi trường  lập ra. Theo  dự báo này, vào giữa thế kỷ 21, do lượng mưa tăng, mực nước biển có thể tăng thêm khoảng 30 cm và đến cuối thế kỷ này là 75 cm, lúc này TPSG sẽ có 204 km² bị ngập (chiếm 10% diện tích thành phố).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.