Hôm nay,  

Tan Hoang Rừng Phi Lao

01/07/200900:00:00(Xem: 2534)

TAN HOANG RỪNG PHI LAO
Bạn,
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra  tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tại xã này, những cánh rừng phi lao ven biển Vĩnh Thái đã bị chặt phá, đào bới từ gần 20 năm nay để phục vụ việc khai thác titan. Trơ lại giữa cát là gió bụi cùng hàng trăm thứ tạp chất độc hại thải ra từ những cỗ máy hút cát ầm ào chạy suốt ngày đêm.  Báo SGGP ghi nhận về thảm họa này qua bản tinï như sau.
Đến xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị mới thấy hết sự tàn phá khốc liệt của hoạt động khai thác titan.  Chị Nguyễn Thị Th., một người dân thôn Thử Luật, xã Vĩnh Thái, tâm sự: "Tui cũng như bao người ở đây vì cái ăn mà nghiến răng làm thuê cho các công ty khai thác titan, chứ với tình trạng đào bới bờ biển, chặt sạch rừng phòng hộ như thế này thì tai họa từ biển sẽ đến bất cứ lúc nào".
Ông Nguyễn Văn Niên, một ngư dân thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, ngậm ngùi: "Qua hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm, loài cây phi lao có sức chống chịu với điều kiện đất đai, khí hậu khô cằn nhất mới có khả năng bám rễ trên cát trắng, bọc lấy những khu dân cư như những phên giậu bất khả xâm phạm. Vậy mà, suốt gần 20 năm nay, các cỗ máy khai thác titan đã lần lượt phá hủy chúng một cách không thương tiếc".


Một viên chức  ủy xã Vĩnh Thái nói: "Dọc bờ biển Vĩnh Thái, từ thôn Mạch Nước đến thôn Tân Thuận (xã có 5 thôn, gồm: Mạch Nước, Tân Hòa, Đông Luật, Tân Mạch, Thử Luật với 709 ngàn gia đình, với 3 ngàn 925 người), chỗ nào cũng có hoạt động khai thác titan. Cùng với những rừng cây phi lao hàng chục năm tuổi, phần lớn những án (đê) cát dọc bờ biển này - có tác dụng chống lại sự xâm thực của biển, chống cát bay đã bị phá bỏ". Cũng theo viên chức này thì: "Việc các công ty khai thác titan trên địa bàn xã Vĩnh Thái không thực hiện nghiêm túc các cam kết ban đầu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và an sinh xã hội. Đơn cử, việc tôn tạo các án cát không kịp thời, không đảm bảo, dẫn đến nước biển tràn vào ruộng đồng và đe dọa khu dân cư. Đó là chưa kể có những án cát sau khi bị phá hủy sẽ không tôn tạo lại được do đặc điểm địa hình, quy trình bồi lấp của biển".
Bạn,
Báo SGGP cho biết, theo thống kê của uỷ ban xã Vĩnh Thái, hiện địa phương có khoảng 400 lao động làm thuê  cho các công ty khai thác titan trên địa bàn. Do hoạt động này diễn ra liên tục gần 20 năm nay nên nghề biển ở đây đã trở thành nghề phụ của ngư dân.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.