Hôm nay,  

Dân Nuôi Bò Sữa Khốn Đốn

06/10/200800:00:00(Xem: 2876)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Bạn,

 

Theo báo Sài Gòn, trong hai tuần qua, những thông tin dồn dập về sữa Trung Quốc có hóa chất melamine gây sạn thận đã khiến người tiêu dùng không dám mua  sữa. Hậu quả là người chăn nuôi bò sữa tại nhiều địa phương cũng đang  bị vạ lây, sữa làm ra không bán nổi.  Báo SGGP ghi nhận thảm trạng này tại khu  nuôi bò sữa Ba Vì nằm cách trung tâm Hà Nội 60km qua đoạn ký sự như sau. 

 

Phố "sữa bò" Hòa Lạc kéo dài gần 7km, đâu cũng chi chít cửa hàng, đại lý sữa bò, sữa dê.

 

Nhưng khoảng 2 tuần nay, cả khu phố bỗng vắng teo. Trong cửa hàng T.T., 4 cô nhân viên ngồi ngáp vặt. Bà chủ đại lý H.K. thì ngồi cho đứa cháu nhổ tóc sâu, bảo "từ sáng đến giờ vẫn không có một khách nào". Hàng chục đại lý khác cũng vắng như chùa Bà Đanh. Đi mãi mới gặp một cửa hiệu có khách vãng lai tạt vào nhưng chỉ ngồi uống nước chè."Phố sữa" vắng vì không mấy ai còn dám mua sữa nữa. Bà chủ cửa hiệu Bảo Ngọc giãi bày: "Từ khi có thông tin sữa Trung Quốc nhiễm chất độc, khách vắng thậm tệ. Trước đây, mỗi tuần bán được 6-7 triệu đồng tiền sữa nhưng cả tuần nay chỉ bán được có 200 ngàn đồng. Chỉ vào 2 can sữa tươi đựng trong tủ lạnh, bà rầu rĩ: "Biết là không thể bán được nên tôi chỉ dám nhận của công ty có 6 lít sữa. Từ sáng đến giờ, có anh là khách đầu tiên".

 

Cho đến thời điểm này, chẳng có cơ quan nào kết luận hàng trăm cửa hàng kinh doanh sữa tươi, sữa bột ở Hòa Lạc có chất gây "sạn thận", có liên quan đến sữa Trung Quốc hay không" Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thạch Thất cũng đã bắt đầu về đây kiểm tra và vẫn chưa có kết luận. Tuy nhiên, theo bà chủ đại lý Bảo Ngọc, hiện tượng khách tẩy chay sữa Hòa Lạc cũng có cái lý của khách. Đó là ở đây có rất nhiều cửa hàng, đại lý kinh doanh sữa tươi, sữa đã chế biến thành sữa chua, sữa bột, sữa bánh nhưng không ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chỉ "mượn danh" sữa của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì.

 

Điều người tiêu dùng nghi ngại có xuất phát từ lý do: Hiện nay, theo tính toán thì mỗi ngày cả huyện Ba Vì chỉ cung ứng được khoảng 30 tấn sữa (gồm cả nguồn sữa của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì), chủ yếu được bán cho các nhà máy chế biến sữa. Trong khi riêng ở Hòa Lạc, trong những tháng trước, mỗi ngày đã tiêu thụ gần 30 tấn sữa tươi. Bởi vậy, không "trộn" sữa bột vào sữa tươi thì sẽ không đủ sữa để bán. 

 

Bạn,

 

Cũng theo báo SGGP, mới đây, ngay tại cái nôi bò sữa Ba Vì, cơ quan chức năng lại vừa đưa ra thông tin một nhà máy sữa của Công ty cổ phần Thực phẩm Anco (đặt tại Ba Vì) sử dụng sữa bột Trung Quốc để làm nguyên liệu chế biến. Thông tin trên đã làm cho hàng ngàn nông dân nuôi bò sữa ở Ba Vì bị vạ lây vì người tiêu dùng hiểu lầm rằng sữa Ba Vì có melamine. Sản phẩm sữa của Công ty cổ phần Thực phẩm Anco cũng đang bị khách hàng tẩy chay, không tiêu thụ được và vì vậy, công ty càng dè dặt thu mua sữa của nông dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.