Hôm nay,  

Sài Gòn Ngập Nước

02/10/200800:00:00(Xem: 3450)
Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ,danh mục chính thức về số địa điểm ngập nước trên địa bàn TPSG do Sở Giao thông công chính (nay là Sở Giao thông vận tải - GTVT) thống kê từ đầu năm 2008 kết thúc ở một con số hết sức tròn trĩnh: 100. Trong đó có 54  điểm ngập do mưa, 12 điểm ngập do triều và 34 điểm ngập do mưa kết hợp với triều. Và trong gần 2 tháng qua, người dân  thành phố Sài Gòn đã liên tiếp hứng chịu những đợt ngập ngoài sức tưởng tượng. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này như sau.

Về các  địa điểm bị ngập, nếu chia theo địa bàn phân bố thì có thể thấy điểm ngập xuất hiện rộng khắp ở các khu vực cả nội thị, vùng ven lẫn ngoại thành, chỉ thiếu quận 3, quận 4, quận 9 và huyện Cần Giờ. Chỉ riêng khu vực nội thành đã có tới 66 điểm ngập phân bố dọc bốn lưu vực chính gồm Hàng Bàng (28 điểm), Tân Hóa - Lò Gốm (15 điểm), Nhiêu Lộc - Thị Nghè (17 điểm) và Tàu Hủ - Kênh Đôi - Kênh Tẻ (6 điểm). Đáng chú ý là có đến 77.3% số lần ngập hằng năm xuất hiện tại hai lưu vực Hàng Bàng và Tân Hóa - Lò Gốm. Quan sát trong những năm gần đây cho thấy mỗi trận mưa lớn kéo dài trên 30 phút với lượng mưa khoảng 60mm là điểm ngập đồng loạt xuất hiện, mặc dù có đến hai tiểu dự án kết hợp chống ngập với cải thiện môi trường bằng nguồn vốn ODA tại hai lưu vực này. Trong đó, khu vực bến xe Chợ Lớn - chợ Bình Tây, bùng binh Cây Gõ - Minh Phụng là những địa chỉ ngập nặng, ngập triền miên.

Ở các quận vùng ven, bức tranh ngập nước cũng chưa có dấu hiệu cải thiện.  Cư dân Lê Chí Hùng (nhà ở đường Ba Tơ, quận 8) cho biết công ty anh ở quận 3 nên ngày hai lượt đi về qua đường Phạm Thế Hiển. Chỉ cần ngang qua cầu Chà Và, nhìn mực nước kênh Tàu Hủ là biết đường Phạm Thế Hiển sẽ ngập ở đoạn nào, sâu bao nhiêu. Tại các quận huyện ngoại thành tình hình cũng không mấy sáng sủa. Sau những cơn mưa hoặc lúc triều cường, người đi đường từ nội thành ra chỉ cần vượt qua được cầu Bình Triệu là lọt ngay vào điểm ngập Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức).

Lướt qua danh mục những điểm ngập do cơ quan chức năng  thành phố công bố không khó để nhận ra còn nhiều điểm ngập khác chưa được đề cập. Nếu hỏi người dân, chắc chắn danh mục những điểm ngập sẽ còn được nối dài vượt xa con số 100 điểm theo thống kê của cơ quan chức năng.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, "bức tranh ngập"  của  thành phố Sài Gòn vốn "đã loang lổ" là vậy và những diễn biến gần đây cho thấy tình hình càng có chiều hướng bi đát hơn.  Phải nhắc đến đầu tiên là trận ngập kỷ lục chiều 1-8. Gần như toàn bộ hệ thống giao thông của thành phố bị tê liệt, người dân vật lộn với mưa trên trời và nước dưới chân. Mới đây nhất là đợt triều cường giữa tháng chín đã "đánh gục những ý nghĩ lạc quan nhất về hiệu quả chống ngập của hàng ngàn người dân sống và... bơi dọc theo nhiều tuyến đường.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.