Hôm nay,  

Kiếm Sống Trong Mùa Lũ

8/24/200800:00:00(View: 3838)

Bạn,

Thep báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, lữ  đầu nguồn bắt đầu dâng cao, và thời gian này  cũng là lúc người dân  nghèo tất bật với các mô hình làm ăn mùa lũ. Nông dân ở vùng lũ Đồng Tháp rằng lũ ở   đồng bằng sông Cửu Long, bây giờ khá hiền hòa, mùa lũ về là mùa làm ăn để tăng thu  nhập. Báo SGGP ghi nhận về cuộc mưu sinh trong mùa lũ tại tỉnh Đồng Tháp như sau.

Tại tỉnh Đồng Tháp, có xã Long Hậu là nơi có nghề đóng xuồng nổi tiếng ở huyện Lai Vung  từ nhiều năm nay. Những ngày này, người dân Long Hậu khẩn  cấp đóng xuồng "đón lũ". Nông dân Nguyễn Văn Nê, chủ trại xuồng ở ấp Long Hưng 2 nói : "Cả tuần nay làm bù đầu, lũ càng lên thì nhu cầu mua xuồng càng nhiều, buộc tụi tui phải đóng cả ban đêm để kịp cung cấp." Sức tiêu thụ tăng đã kéo giá xuồng tăng theo, bình quân tăng từ 50 ngàn-70 ngàn đồng/chiếc so tháng trước. Theo anh Nê, với giá bán hiện nay, sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 30 ngàn- 50 ngàn đồng/chiếc

Đi sâu vào ấp Long Hưng 2 có trại xuồng của anh Bảy Chì đang huy động toàn bộ gia đình đóng xuồng đón lũ. Vợ chồng anh, cùng với các con và mẹ già đã ngoài 70 tuổi cũng tham gia làm xuồng. Anh Chì cho biết, lúc này trở đi là cao điểm của làng xuồng, làm không kịp nghỉ. Trung bình cứ 10 ngày phải cho ra 1 đợt xuồng từ 30-50 chiếc. Xuồng làm xong có thương lái tới nhà mua. Bình quân mỗi mùa lũ, anh Chì sản xuất từ 500-700 chiếc xuồng lớn nhỏ và hàng trăm ghe tam bản. Theo UB xã Long Hậu, lũ về là điều kiện để tăng thu nhập cho làng xuồng. Đàn ông, thanh niên thì làm thợ được 70 ngàn-100 ngàn đồng/ngày. Còn đàn bà, phụ nữ và trẻ em thì trét xuồng, đóng khạp, bào cây, người nào cũng có việc làm. Bởi vậy, lũ về ai cũng háo hức.

Tại các xã Tân Thành, Hòa Long, Long Hậu (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp), nhiều  nhàcũng vào vụ sản xuất lọp tép bán vào mùa lũ. Chị Bảy Thúy, hàng chục năm trong nghề làm lọp tép ở xã Tân Thành cho biết: Lũ vừa lên là mối lái khắp nơi điện thoại đặt hàng liên tục. Giá lọp lúc này có nhích lên nhưng do chi phí dây kẽm, dây chì& năm nay tăng cao nên lợi nhuận chỉ còn khoảng 50% so giá bán. Anh Nguyễn Thanh Tâm ở xã Hòa Long cho biết thêm: Lũ càng cao thì lọp tép sản xuất ra không đủ tiêu thụ. Nhiều lúc cả nhà làm không kịp, phải thuê thêm thợ, làm tăng số lượng lên 1 ngàn500-2 ngàncái lọp/tháng để cung ứng cho khách hàng. Tương tự, các làng nghề đan lưới ở Lấp Vò (Ịồng Tháp), Thơm Rơm (Cần Thơ), làm lưỡi câu (An Giang cũng tăng cường sản xuất để kịp giao hàng trong mùa lũ.

Bạn,

Theo báo SGGP, các nhà chuyên môn cho rằng,  ở  miền Tây, lũ về sẽ mang lại phù sa, diệt mầm bệnh lưu tồn trên đồng ruộng, nhất là đem lại nguồn lợi thủy sản dồi dào - đây là nguồn sống của nhiều dân  nghèo vùng lũ. Vì thế mà người dân nghèo  miền Tây " nóng lòng" chờ lũ về  để mưu sinh.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thầy giáo không phải chỉ là người truyền trao kiến thức cho học trò mà còn là tấm gương đạo đức cho học sinh soi để sống với nhân cách cao thượng và lòng thương yêu rộng mở
Thầy giáo không phải chỉ là người truyền trao kiến thức cho học trò mà còn là tấm gương đạo đức cho học sinh soi để sống với nhân cách cao thượng và lòng thương yêu rộng mở giồng như trường hợp thầy giáo Nguyễn Văn T. đã tha lỗi cho học trò đâm mình, như bản tin của VienamNet cho biết hôm 12 tháng 4 như sau.
Thế giới này vẫn còn đẹp một phần nhờ những tấm lòng vàng thánh thiện luôn luôn nghĩ, nói và làm vì người khác, những bữa cơm chay từ thiện tại Sài Gòn là biểu hiện quý giá của nghĩa cử cao đẹp này, như báo Người Lao Động cho biết hôm 12 tháng 4 như sau.
Có phải vì nghèo quá hay vì đó là nét đặc biệt của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa mà người dân có thể làm bất cứ chuyện gì để kiếm lời không cần biết đến sức khỏe của người khác và lợi ích xã hội, nên mới có chuyện chế thuốc trị bệnh ung thư mà làm bằng “bột than tre,” như báo Người Lao Động cho biết hôm 10 tháng 4 như sau.
Giá đất tại đảo Phú Quốc tăng như vàng khiến cho những con buôn đổ xô đi mua đất với giá 800 triệu đồng mà bán lại tới 18 tỉ đồng, theo bản tin của Zing.vn cho biết hôm 10 tháng 4. Bản tin Zing kể như sau.
Đào Tấn là ông tổ hát bội Việt Nam. Ông sinh 3 tháng 4 năm 1845. Đào Tấn, nhà soạn tuồng nổi tiếng, ông tổ hát bội Việt Nam, từ trần năm 1907.
Ở trong đất nước xã hội chủ nghĩa VN với con người chỉ biết giành giựt để kiếm ăn và bao nhiêu tệ nạn xã hội, vẫn còn có những tấm lòng vàng còn quý hơn vàng thật. Đò là câu chuyện làm mềm lòng người về một nhân viên nhà quàng đã trả lại 2 lượng vàng cho người đã bỏ quên, theo bản tìn hôm 7 tháng 4 của báo Người Lao Động online.
Hữu Loan ra đời ngày 2 tháng 4, 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá. Và từ trần ngày 18/3/2010. Ông là một trong vài nhà thơ lớn của VN. Và bị chính quyền CSVN trù dập nhiều thập niên vì trong nhóm Nhân Văn Guai Phẩm.
Tưởng là Lào quốc muốn học gì ở Việt Nam… Hóa ra là học cách xét duyệt phong chức Giáo sư, Phó Giáo sư… Quả là chuyện lạ. Sao Lào không xin học theo Nhật hay Singapore về xét duyệt Giáo sư? Có trời mới biết chuyện gì đây.
Phiên tòa xử các nhà dân chủ kết thúc... Các bản án rất nặng. Bất kể quốc tế can thiệp. Có thời nào như thế không? Chỉ trừ thời Pháp thuộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.