Hôm nay,  

Dân Nghèo Nhập Cư

5/4/200800:00:00(View: 3805)

Bạn,
Theo ghi nhận của ngành lao động VN,  mỗi năm  thành phố Sài Gòn tiếp nhận khoảng 240 ngàn người nhập cư. Một số vào thành phố làm công nhân, một số sống bằng những việc lao động phổ thông khác như đi làm thuê, đi bán hàng rong, đi ve chai. Ai đặt chân vào thành phố cũng mang theo ước mơ đổi đời, nhưng trong những ngày tháng tạm cư ở thành phố, cuộc sống của họ cũng vô cùng khốn khó như ghi nhận của báo điện tử VietNamNet qua đoạn ký sự như sau..

Tại  khu vực Cống Quỳnh, quận 1, có ông Trần Đức Thành vào thành phố đã 10 năm để bán hủ tiếu gõ bày tỏ: Tôi vào đây với mục đích kiếm được một số tiền về quê xây lại căn nhà đã cũ nát. Ăn không dám ăn, chỗ ở thì chỉ vừa trải mảnh chiếu để ngủ thế mà đã 10 năm rồi vẫn chưa dành đủ tiền xây nhà. Cũng từ quê vào, với đôi chân bị liệt, ngày ngày với chiếc xe lăn, ông Nguyễn Văn Danh (quê Nam Định) lê hết từ góc đường này đến góc đường khác bán vé số. Không có chỗ để ngủ nên đêm xuống ở quãng đường nào thì dừng lại ngủ ở quãng đường đó. Qua những con đường của quận Bình Thạnh vào khoảng 1,2 giờ khuya, người ta thấy ông ngủ ngồi trên chiếc xe lăn dưới những mái hiên. Khi được hỏi sao không ở quê với con cháu, ông cười mà nước mắt ứa ra: "Tàn tật thế này ở quê làm được gì nuôi thân, lại hành con cháu nên tôi trốn vào đây kiếm sống nuôi mình. Dù sao ở Sài Gòn cũng còn kiếm được chút tiền, không như ở quê. Rồi tuổi già của ông sẽ trôi về đâu"  Đến khi sức tàn lực kiệt, ông sẽ tìm về quê với con cháu hay gió sương vô tình khiến ông phải chết cô đơn trên một góc đường nào đó của thành phố.

Sống trong cảnh nghèo khó, điều mà những người dân nghèo nhập cư lo lắng nhất là bệnh tật. Bệnh nhẹ thì có thể tới phòng khám từ thiện xin thuốc uống, nhưng nếu bệnh nặng thì không xoay đâu ra tiền để vào viện chữa trị, đành chết dần chết mòn trong sự hành hạ của bệnh tật. Những đứa con của họ cũng không được đến trường, phải bỏ học sớm đi kiếm sống hoặc đến những lớp học tình thương mong học được chữ nào hay chữ ấy. Nhiều cặp vợ chồng phải bỏ con lại quê, rồi mẹ xa con để lên thành phố kiếm tiền. Biết bao cái nhục, cái tủi mà những người dân nghèo nhập cư phải chịu.Với ông Nguyễn Văn Danh (quê Nam Ịịnh) thì ước mơ thật giản dị, được chết ở quê, không phải chết ở đầu đường xó chợ. Còn cô Trần Thị Tư thì chỉ ước có đủ tiền để phẫu thuật cho chồng. Cô ngậm ngùi: “Suốt ngày tính toán khoản này khoản kia nên nằm mơ cũng thấy tiền. Có khi mơ tự dưng mình có một bọc tiền, tỉnh dậy tiếc hùi hụi, có khi trong mơ còn hốt hoảng vì chồng phải đi cấp cứu mà trong túi không có một đồng xu nào.”

Bạn,
Cũng  theo báo  điện tử VietNamNet, cái nghèo đeo bám ám ảnh họ cả trong giấc ngủ. Bỏ quê đi tha hương, những người dân nhập cư nghèo mong tìm thấy một cuộc sống khá hơn. Nhưng hình như đó mãi chỉ là giấc mơ xa vời. Vào thành phố, họ kiếm được tiền nhưng cuộc sống nơi đô thị đắt đỏ, họ cũng chỉ đủ sống một cách tạm bơ qua ngày.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là tăng giá xăng dầu... Vậy là tất cả hàng hóa đều sẽ tăng giá, vì tiền vận chuyển đều tăng vọt.
Vậy là cầm nhầm… không phải trộm sao? Phạt hay đưa ra tòa? Hay tha? VietnamNet kể rằng một nữ nhân viên Tân Sơn Nhất 'cầm nhầm' túi nữ trang của khách: Nhặt được túi của khách để quên, nhân viên vệ sinh sân bay Tân Sơn Nhất đem một phần nữ trang đi cầm đồ lấy 20 triệu đồng.
Rừng bị phá cũng là chuyện bình thường, trong khi nhà dân bị xua đuổi, bứng đi mới là chuyện lạ nhưng vẫn xảy ra đều đặn.
Báo Lao Động kể về nỗi băn khoăn khi cứ lấy tiền phạt ra hù dọa học trò và thầy cô... Theo PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, trong nhà trường, ngoài giáo dục về văn hoá, trí tuệ thì cần cả giáo dục về đạo đức, phẩm chất và mối quan hệ xã hội. Trong giáo dục không phải như thị trường để khi vi phạm luật trật tự trị an có thể phạt bằng tiền.
Kinh tế tăng tốc... đó là cái nhìn chung của các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam. Nhưng vẫn có một số lĩnh vực quan ngại.
Bằng giả, bằng giả... tới một lúc, tìm người có văn bằng thật sẽ hiếm hoi. Báo SGGP kể chuyện: Dịch vụ làm bằng giả công khai hoạt động. Chưa bao giờ việc mua bằng giả lại dễ dàng đến như vậy. Không ít người đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… nhằm lọt qua mắt các nhà tuyển dụng, cơ quan, tổ chức
Giáo viên đánh học trò sẽ bị phạt 30 triệu đồng? Cũng là điều để suy nghĩ... Bản tin Zing nêu câu hỏi: 'Lương giáo viên không đủ sống lấy đâu nộp phạt đến 30 triệu đồng?' PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - cho hay điều 32 quy định giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh có thể bị phạt lên đến mức cao nhất 30 triệu đồng không cần thiết và không khả thi, dù xuất phát từ ý tưởng tốt là có chế tài ngăn chặn bảo lực học đường. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra định lượng phạt nhưng không định lượng được mức độ của hình phạt ra sao và lý giải được định nghĩa “thế nào là xâm phạm”?
Có phải Việt Nam đang thiếu Giáo sư Tiến sĩ? Hay là quá dư? Có phải Việt Nam đang thiếu nhà phát minh khoa học? Hay thiếu tài năng để tranh Giải Nobel?
Hành hung phóng viên… chuyện xảy ra tại Hà Đông… Bản tin Infonet kể chuyện 2 phóng viên bị hành hung: Hội nhà báo đề nghị cơ quan Công an trả lời.
Giải Nobel, tới mùa Giải Nobel loan báo rồi. Bản tin VOA kể: Hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, ngày 1/10 được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm thông báo đoạt giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư, theo Reuters. Các công trình của hai nhà khoa học trong những năm 1990 đã tìm ra “liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch”, giúp điều trị các bệnh ung thư ác tính và ung thư phổi, vốn từ trước đến nay đã rất khó điều trị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.