Hôm nay,  

Lúa Bị Trộm, Bị Đốt

18/04/200800:00:00(Xem: 3371)

Bạn.

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn  tỉnh Long An, hiện nhiều người trồng lúa phải  khốn khổ  vì lúa tuốt xong chưa kịp đem về nhà thì bị trộm lấy mất, đốt sạch. Chỉ trong một thời gian, hàng chục tấn lúa của người dân bị lấy cắp, bị đốt.  Báo điện tử VietNamNet ghi nhận về thực trạng này như sau.

Tại huyện Tân Hưng, nông dân Nguyễn Văn Được, người ở ấp Xóm Mới, xã Vĩnh Châu A,  là nạn nhân mới đây của  tệ trạng  trộm lúa này. Một buổi  sáng , hai đống lúa khoảng 4 tấn của anh mới vừa tuốt xong, chưa kịp đem về nhà thì bị đốt cháy tại ruộng. Thủ phạm chính của vụ đốt lúa này là Lê Văn Đỉnh, sinh năm 1985, ngụ cùng ấp vớ  nông dân Nguyễn Văn Được. Khi bị Công an huyện Tân Hưng bắt giữ, Đỉnh khai là dùng hộp quẹt để đốt cháy 2 đống lúa. Vì sao lại đốt lúa, Đỉnh bảo: "Thấy trộm không được nên đốt bỏ!" Thế là sau mấy tháng trời quần quật ngoài đồng, bỏ ra với bao công sức, tiền của, vợ chồng anh Được thu về... đống tro từ đống lúa bị đốt. Còn chuyện bắt Đỉnh bồi thường số lúa bị đốt, chắc là khó, vì thủ phạm "nghèo rớt mồng tơi".

Mới đây, bà Hồ Thị Miên ở ấp Bình Lương 2, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, cũng bị  dân trộm  đột nhập vào nhà, "ẵm" mất gần 1 tấn lúa. Ông Võ Tấn Minh ở ấp Thái Vĩnh, xã Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng thì bị "gom giùm" hơn 1 công ( sào) lúa mới cắt xong, tính ra ông mất khoảng 1 tấn lúa hạt. Trước đó không lâu,   dân trộm  lúa cũng đã đột nhập vào nhà ông Tô Văn Lụa, ở ấp Rạch Mây, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng lấy trộm 54 bao lúa (loại 50 kg/bao). Nhà ông Nguyễn Văn Cử, ở ấp Rạch Đình cũng bị khiêng mất 60 bao. Ông Ngươn, lối xóm của ông Cử cũng bị "mượn" hết 8 bao. Ông Huỳnh Văn Giàu, ở ấp Trung Trực, xã Thái Bình Trung, sau một đêm ngủ thức dậy thấy 48 bao lúa biến mất. Bà Huỳnh Thị Mãnh ở ấp Ông Lẹt, xã Vĩnh Thuận cũng vậy. Sáng mở mắt ra thì hỡi ơi, gần 2 tấn lúa không cánh mà bay mất tiêu. Còn ông Trung, ở ấp Kinh Mới, 8 "ngó" lúa (lúa cắt xong gom thành đống) chuẩn bị tuốt thì bị đốt thành tro. 

Theo nguồn tin của người dân địa phương,  những kẻ trộm lúa hiện nay vẫn còn hoành hành ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của Long An. Thậm chí các huyện giáp ranh với Long An như huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tân Hồng,... của Đồng Tháp cũng bị mất trộm lúa thường xuyên. Nhưng việc dẹp  nạn trộm lúa của các địa phương ở đây chưa thật sự hiệu quả.

Bạn,

Cũng theo báo   điện  tử VietNamNet, nhiều người dân phàn nàn,  những tay   trộm lúa đã "tác oai, tác quái" trong một thời gian dài ở khắp các huyện vùng Đồng Tháp Mười, nhưng "thành tích" bắt  kẻ trộm lúa đến giờ này lại rất khiêm tốn. Đối với người dân nghèo, bị đốt lúa, mất lúa là rơi vào cảnh túng quẫn. Vì trăm sự họ chỉ trông cậy vào cây lúa, hạt lúa mình làm ra. Có nhiều người "hết mùa là sạch tay", nên khi bị đốt lúa, mất lúa thì khổ sẽ chồng thêm khổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm Thứ Hai là một ngày đặc biệt: Tết Tây Tạng, tính theo lịch Tây Tạng. Còn gọi là Ngày Losar.
Vô tư, thoải mái... cứ nhận xe biếu. Đó là chuyện mới lộ ra ở vài nơi. Biếu ai? Dĩ nhiên, xe biếu cán bộ. Vì không lẽ, biếu xe cho hội người già, cho trại nuôi trẻ em mồ côi...
Ông là một kỹ sư, nhưng nổi tiếng nhờ các tác phẩm nghệ thuật. Ông viết truyện ngắn, soạn kịch, nghiên cứu Phật học, và bản thân ông đã thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam
Trước tiên, một trí thức tuyệt vời là Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, chuyên gia đầu ngành về sản khoa Việt Nam chia sẻ trăn trở vấn đề bác sỹ ở Việt Nam trình độ,
Hôm nay vừa nghe tin một ngôi sao vừa băng, mới giựt mình, thấy rằng thời gian bay qua như mộng: Đạo diễn Lê Mộng Hoàng qua đời...
Nhà nước cam kết sẽ tiếp xúc hồ sơ cô Đoàn Thị Hương, người bị bắt trong vụ ám sát Kim Jong-nam, anh của lãnh tụ Bắc Triều Tiên.
Chỉ vì một bản tin nhầm lẫn về chiếc xe của ông Bí Thư Đà Nẵng, tờ báo liền bị đóng cửa. Trong khi đó, câu hỏi về tài sản những người giaù ở VN vẫn chưa có câu trả lời.
Việt Nam có thể chống tham nhũng được không? Hình như câu hỏi này đưa ra hoài, nhưng chưa bao giờ thấy kết thúc. Đôi khi, nhà nước trình diễn mở hội nghị chống tham nhũng…
Một thời, hình ảnh thầy cô là những gì rất mực thiêng liêng... Sau ba mẹ, là tới thầy cô. Ba mẹ cho chúng ta thân người, nhưng thầy cô sẽ cho chúng ta tâm hồn.
Đó là chuyện ai cũng biết. Từ hồi mới 1975, là chuyện lý lịch... Học tài, thi lý lịch là thường. Cũng là một dạng “cả họ làm quan.” Rồi tới những chuyện “nhân thân tốt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.