Hôm nay,  

Hồn Tết Làng Quê

2/7/200800:00:00(View: 2787)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Bạn,

 

Theo giới nghiên cứu nhân văn,  tại các làng quê Việt Nam ngày trước, không có gì báo tết đã gần kề, thiết thực hơn đó là đi tảo mộ. Không hiểu từ bao giờ mà việc đi tảo mộ đã trở nên quen thuộc, không thể thiếu trong những ngày cận tết, vì đó là một nét đẹp truyền thống, thể hiện đạo lý trước sau, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Chuyện tảo mộ  được  báo Tuổi Trẻ ghi  lại qua bài viết  như sau.  

 

Nhớ xuân xưa khi lên 8, lên 10, thì những ngày sau khi đưa ông táo về trời cũng là những ngày vui nhất, chộn rộn với việc dọn dẹp nhà cửa, náo nức với những đêm ngủ giữ dưa hấu trên ruộng, và nôn nao chờ đến ngày tảo mộ. Từ ngày 23 tháng chạp, khi trường cho nghỉ học là tôi (tác giả bài viết) đã về nội để chờ đi tảo mộ. Từ đầu hôm của ngày 24 tết là nhà ông tôi đã đỏ lửa, chuẩn bị nấu xôi để sáng cho anh em, bà con tụ tập về ăn trước khi đi, rồi chuẩn bị mâm cơm để cúng ông bà sau khi tảo mộ xong. Sáng sớm, khi trời chưa rõ mặt, nhà nội tôi đã đông khách, có những chú, anh từ rất xa vẫn về để chờ đi tảo mộ. Tôi còn nhớ những năm ấy trời đầu xuân rất lạnh, bọn trẻ chúng tôi co ro trong tấm áo mỏng manh, nhưng vẫn rất náo nức, dậy rất sớm, rửa mặt qua loa, dằn bụng cục xôi là xách cuốc chạy theo lon ton theo ánh đèn măng-sông của các chú, bác. Đến vạc gò lớn đầu tiên trời vẫn chưa sáng, ông nội tôi bảo lấy nhang thắp đều hết trên các mộ, và kêu chú út tôi treo phong pháo đại lên nhánh trâm bầu và đốt.

 

Tiếng pháo đầu xuân làm dậy cả cánh đồng, xa xa những ánh đèn, và tiếng pháo tảo mộ khác lại tiếp nhau đì đùng nổ,  báo hiệu xuân đã về, tết đến. Ông tôi bảo thắp nhang và đốt pháo để gọi ông bà về cùng ăn tết với cháu con. Rồi ông chỉ dẫn cho chúng tôi mộ phần của từng người trong họ, ông bảo: "Ráng mà nhớ lấy, để sau này mấy ông lão có qui tiên, thì biết mà về tảo mộ và chỉ lại cho con cháu" . Ngày ấy tôi cảm thấy lời nói của ông sau xa vời quá. Ấy thế mà thời gian trôi nhanh quá, tôi nay đã nửa đời người, và các ông của tôi giờ thì cũng đã theo ông bà về nơi chín suối. Cuộc sống hiện đại hối hả, nên tảo mộ nay không còn như xưa. Không còn cảnh trời tối đốt đèn đi tảo mộ. Không khí họ tộc ít nhiều bị mai một. Hằng năm cứ vào rạng sáng ngày 24, dù có về hay không tôi vẫn giật mình tỉnh giấc sớm. Như nghe tiếng pháo đì đùng trên những cánh đồng xa, và nhớ như in hình ảnh vạc gò lãng đãng hơi sương, khói nhang hoà quyện cùng khói pháo, dưới ánh sáng lung linh của ngọn đèn măng- sông  tạo nên một không gian huyền hoặc nhưng ấm áp tình thân. Nhớ ông tôi lom khom vẩy cỏ trên vạc gò, mà lòng chợt nhẹ đi trước tất bật của bộn bề cuộc sống hôm nay.

 

Bạn,

 

Báo TT viết tiếp: đất đai đang có giá theo từng ngày. Liệu mai này có còn đất cho người nằm xuống" Xu hướng hỏa táng đang được thịnh hành. Thế thì có còn tảo mộ nửa hay không" Và như thế thì tết hằng năm sẽ mất đi một phần thi vị, một phần việc mà qua đó, giúp cho con người dù có đi đâu về đâu, cũng có phút giây quay về với nguồn cội.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tuyệt vời: Tết đã là di sản, sao lại có thể bỏ được... Báo Lao Động ghi lời Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, bỏ Tết truyền thống chẳng khác gì bỏ đi một di sản hàng nghìn năm.
Vậy là sắp cúng ông Táo rồi. Năm nay, ngày cúng ông Táo rơi vào Thứ Ba 29/1/2019, hơi tiếc vì không phải cuối tuần. Nhiều người dân vẫn tin vào cúng ông Táo có một sức mạnh tâm linh, nhưng đa số đã ý thức rằng đó chỉ là một phong tục đẹp thôi. Báo Gia Đình Mới nêu câu hỏi: Năm 2019, cúng ông Công ông Táo ngày nào đẹp và chuẩn nhất?
Nhìn trên đường phố, nơi nào cũng thấy sắc màu xuân... Cận ngày rồi, ai cũng bận rộn, và cả lo lắng... Bản tin TTXVN kể: Chưa phải thời điểm "tíu tít" của các chợ hoa, nhưng trên nhiều tuyến phố của TP SG đã rực rỡ sắc Xuân
Đội tuyển Nhật Bản đá thắng đội tuyển Việt Nam tỷ số 1-0. Như thế, Nhật Bản sẽ vào bán kết giải Asian Cup. Chung cuộc trận bóng, Nhật Bản 0-1 Việt Nam, và đội tuyển VN rời Asian Cup.
Chung cư nghiêng... báo động đỏ... Chuyện xảy ra giữa trung tâm Sài Gòn. Báo Công An kể: Chung cư ở trung tâm Sài Gòn nghiêng nghiêm trọng, khẩp cấp di dời dân trong đêm.
Hoa là hình ảnh gắn liền với Tết. Hoa là hy vọng, là ước mơ cho trọn năm sắp tới… Báo Người Đưa Tin kể chuyện hoa Đà Nẵng… Còn 2 tuần nữa là Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sẽ chính thức gõ cửa. Tuy nhiên, ngay từ giây phút này, người dân trồng hoa làng Vân Dương, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã tất bật chăm bón những khâu cuối cùng để chuẩn bị phục vụ hoa dịp Tết. Năm nay làng hoa Vân Dương trồng chủ yếu các loại hoa cúc, hoa trạng nguyên, hoa ly, hoa mào gà, dạ yến thảo, hướng dương… Hoa cúc thì nhập giống của Đà Lạt, hoa ly thì lấy giống ở Hà Lan, các loại hoa khác đa số nhập giống từ TP. SG.
Vậy là đội tuyển Việt Nam đã chứng tỏ được tài năng tuyệt vời... Báo Hà Nội Mới kể: Tối 20-1, đội tuyển Việt Nam đã giành quyền vào tứ kết Giải bóng đá vô địch châu Á (ASIAN Cup) - 2019 sau khi thắng Jordan 4-2 trên chấm luân lưu (hòa 1-1 sau 120 phút thi đấu) ở trận đấu đầu tiên ở vòng đấu loại trực tiếp.
Nhờ Hiệp định thương mại, kinh tế VN sẽ tăng tốc. Bản tin VOV kể: Cơ hội từ Hiệp định CPTPP là rất lớn, các DN và các ngành hàng đều có thể nắm bắt kịp thời nếu như không muốn những cơ hội đó trở thành thách thức.
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Vậy là gần Tết... Nhiều lễ hội chuẩn bị tưng bừng... Báo Việt Nam Mới kể chuyện Đà Nẵng: Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, đường hoa xuân Đà Nẵng được tổ chức tại đường Bạch Đằng, từ khu vực cầu Rồng đến trước trụ sở HĐND TP Đà Nẵng và Trần Hưng Đạo.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.