Hôm nay,  

Nỗi Lo Học Phí

22/09/200500:00:00(Xem: 5673)
Bạn,
Tại các trường đại học ở VN, ngày nhập trường là ngày mong đợi với niềm háo hức của tân sinh viên, nhưng cũng là nỗi lo lắng của bao vị phụ huynh nghèo với chuyện học phí. Có mặt cùng các tân sinh viên nhập trường trong những ngày vừa qua, các phóng viên báo quốc nội đã đọc được ánh mắt lo lắng hiện trên nhiều khuôn mặt. họ đang lo "xoay" đâu cho đủ tiền để đóng học phí.
Tại Sài Gòn, báo điện tử VietNamNet ghi nhận rằng hầu hết, các tân sinh thuộc các trường công lập dù ở cách xa thành phố vài chục cây số hay cả ngàn km đều phải có ít nhất 2 triệu đồng cùng hành trang để bước vào đời sống sinh viên. Với một sinh viên học trường dân lập, số tiền phải mang theo đương nhiên là gấp rưỡi. Bởi chỉ riêng tiền học phí, đã mất khoảng 2 triệu. Thậm chí, năm ngoái, có trường còn khuyến khích, nếu không muốn nói là buộc tân sinh viên phải đóng học phí cả 1 năm học.
Phóng viên báo điện tử VietNamNet có mặt tại trường Đại học dân lập Văn Lang TPSG trong ngày khai trường cho biết: đề tài tăng học phí cũng được các tân sinh viên đang làm thủ tục nhập học tại trường Văn Lang bàn tán nóng bỏng. Tại cơ sở trên đường Phan Văn Trị, sinh viên Q.Diễm, khoa Du lịch, an ủi: "Nhà trường có thông báo là sẽ không tăng học phí trong suốt khoá học mà". Năm nay Diễm sẽ là sinh viên và đóng học phí trên 1.5 triệu đồng. Chị gái, đang học ở trường Ngoại ngữ - Tin học cũng chuẩn bị đóng 2 triệu tiền học phí.

Báo quốc nội ghi lại trường hợp của 1 sinh viên tên là Việt, trường ĐH Mở - Bán công TP.SG đang có kiểu xoay học phí, mà theo như Việt, đa số sinh viên hiện nay đều phải làm thế cả. Mỗi tháng gia đình gửi cho sáu, bảy trăm ngàn. Việt vừa đi học vừa đi dạy kèm. Nhận hai lớp, mỗi tháng Việt kiếm được khoảng 7 trăm, trừ tiền xăng, mua sách tham khảo, còn lại khoảng năm trăm ngàn.Tháng nào cũng chịu khó cày thì sẽ có tiền đóng học phí mà không phải xin thêm tiền gia đình. Việt cho biết, ở nhà chỉ còn bố mẹ già, không làm gì ra tiền. Lại thêm bố hay bị bệnh, nên không thể xin tiền mãi. Mấy tháng hè vừa rồi, Việt không tìm được lớp dạy. Anh bạn đang dự định sẽ mượn tạm anh ở chung nhà 1 triệu đồng để đóng học phí. Việt tính: "Học phí của học kỳ này là 1.5 triệu đồng. Vừa rồi mẹ mới gửi lên bảy trăm ngành đồng, mượn thêm 1 triệu đồng là sẽ có tiền đóng học phí và xài dè xẻn một tháng. Nếu công việc suôn sẻ, cuối tháng này em sẽ trả một nửa số tiền. Còn nếu trả được hết thì lại ăn mì tôm hoặc mượn tạm bạn bè vài chục ngàn đổ xăng."
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, nhiều thí sinh dù đạt điểm xét tuyển của các trường đại học dân lập (tư thục) nhưng với mức học phí quá cao đành từ bỏ ý định học đại học. Năm 2004, nhiều trường hợp xin rút học phí do hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.