Hôm nay,  

Tìm Phế Liệu Kiếm Sống

8/28/201000:00:00(View: 3688)

Tìm Phế Liệu Kiếm Sống
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trong thời gian qua, tại Việt Nam, rất nhiều câu chuyện bi thương lòng đã xảy ra với dân rà tìm phế liệu đạn dược, thế nhưng nhiều người vẫn cho rằngï "sinh nghề tử nghiệp" để che đậy nỗi sợ hãi và liều lĩnh của mình. Ở miền Trung, rà tìm phế liệu đạn dược đang được nhiều người coi như là một nghề kiếm sống hàng ngày. Báo điện tử Tiếng Nói VN ghi nhận về thảm trạng này như sau.
Tước đây công việc rà tìm phế liệu được tiến hành bằng các công cụ thô sơ như cuốc, xà beng, xăm xỉa đào bới một cách mò mẫm, thì nay, 100% dân rà tìm phế liệu được trang bị máy dò tìm kim loại các kiểu gọn nhẹ tiện lợi, dò được những độ sâu khác nhau. Loại dò được độ sâu trong lòng đất 0.6 - 1m, giá bán trên thị trường chỉ 500 ngàn- 600 ngàn đồng; loại 1 - 1.5m, từ 1- 1.5 triệu đồng. Nhờ trang bị  tân tiến hơn, nên không nhiều thì ít, khi thì vài kg sắt, khi thì ít nhôm, đồng, thu nhập của người dân nhờ vậy ổn định hơn rất nhiều. Tìm hiểu qua một vài tay săn phế liệu ở Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị,  phóng viên được biết, mỗi ngày trung  bình  thu nhập 60 ngàn- 70 ngàn đồng, nếu trúng ổ, thì có khi ôm bạc triệu. Nhiều người đã vớ bẫm khi dò được hầm đạn củ bán được cả chục triệu đồng... Với mức giá hiện nay, sắt 3 ngàn đồng/kg, nhôm 12 ngàn đồng/kg, đồng 15 ngàn đồng/kg, sáng mang cơm đi, chiều chở hàng về bỏ mối, tiền tươi cầm tay...


Từ vùng núi đến đồng bằng, đâu đâu cũng gặp những tốp người mang vác, nai nịt như công nhân mỏ lùng sục rà tìm, đào bới đến tận các hang cùng ngõ hẻm. Tập trung số lượng người sống bằng nghề rà tìm phế liệu chiến tranh nhiều nhất hiện nay là ở các huyện Phong Điền, Hương Trà (Thừa Thiên - Huế), Cam Lộ, Hướng Hóa, Hải Lăng, Triệu Phong (Quảng Trị)... Thậm chí ở Cam Lộ còn hình thành cả những làng rà tìm phế liệu, với đủ thành phần nam, nữ, thanh niên đến ông già, con trẻ tham gia. Ở Vũng Bồng huyện (Phong Điền - Thừa Thiên Huế), có ngày phóng viên đếm được trên 50 người thay nhau đào bới. Ở đây đã hình thành cả một làng thu mua và rà tìm phế liệu, quanh năm người dân chỉ săn tìm phế liệu kiếm sống, những nghề khác hầu như bị xem nhẹ. Còn lên Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị), "phong trào" này càng sôi động hơn. Mỗi ngày có hàng tấn phế liệu được gom nhặt chất đống dọc Quốc lộ 9 cho các đại lý thu mua. Nuôi sống và làm giàu trên mồ hôi thậm chí cả máu của dân phế liệu lại chính là các đầu nậu mua bán phế liệu. Họ có các đại lý vệ tinh lưu động thu mua khắp mọi nơi, tận dụng cả những bà đồng nát vào tận các thôn bản gom nhặt. 
Bạn,
Báo TNVN cho biết, theo con số thống kê chưa đầy đủ, ở Thừa Thiên-Huế từ năm 1990 đến nay, đã có hơn 100 vụ nổ xảy ra, cướp đi sinh mạng của 115 người. Còn ở Quảng Trị, theo con số thống kê của Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (Bomicen), từ năm 1975 đến nay, đã có khoảng 6 ngàn 848 người chết và bị thương, trong đó phần lớn là những người làm nghề rà tìm phế liệu đạn để mưu sinh.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bàn tay công an lúc nào cũng thô bạo. Chận đường, bắt cóc. Chận đường, đánh thê thảm. Bất kể biết bao nhiêu công ước nhân quyền Hà Nội đã ký.
Những câu hỏi đó có thể nêu lên bởi các nhà sử học, sau khi đọc về cuộc tranh luận hối lộ tình dục.
Báo Infonet ghi lời một đaị biểu Quốc hội rằng “Nợ công tăng nhanh, Việt Nam đã tiêu hết tiền của 6 năm tới?”
Cụ bà Lê Hiền Đức đang đưa lời báo động trường hợp dân oan huyện Thanh Oai, Hà Nội: cán bộ ngang ngược chia chác đất, vu cáo dân, bỏ tù dân...
Chuyện ai cũng thấy, khi các lãnh đạo nhà nước CSVN còn giữ chức, họ nói khác; khi về hưu hay đã nghỉ việc, họ sẽ nói khác.
Hôm nay được email của Cư sĩ Minh Mẫn từ Sài Gòn, kể nhiều chuyện lừa đảo ở sân chùa, nhưng khi khiếu kiện lại có vẻ như xảy ra chuyện công an bao che cho kẻ gian.
Nhưng, sự thật trong nghề tố tụng điều tra và nghề luật sư ra sao? Có bê bối? Tất nhiên, không nhiêù thì ít. Thế còn nghề quan tòa? Có vài con sâu hay cả một bầy sâu?
Câu chuyện về một tàu lạ cô ý đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam như dường tránh né nỗi nghi ngờ: có phải tàu lạ nơi đây chính là tàu Trung Quốc?
Làm sao để tu trong mọi hoàn cảnh? Cả những khi ra đời, vào chợ, lên núi, xuống ruộng... Cả những khi vào quán ăn, ngồi sạp chợ, hay khi tắm gội, rửa mặt rửa mũi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.