Hôm nay,  

Cư Dân Vùng Đất ‘sốt’

8/7/201000:00:00(View: 4018)

Cư  Dân Vùng Đất ‘Sốt’

Bạn,
Theo báo SGGP,trên địa bàn thành phố Sài Gòn, mấy năm trước, đất ở quận 2, một quận mới tách từ quận Thủ Đức bị "sốt" liên tục. Giá cứ đội lên theo dự án, từ những dự án biệt thự cho đến những khu đô thị ven sông. Rồi giá đất lại tăng chóng mặt khi quận 2 đang ngày càng trở thành trung tâm mới của TPSG với dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, với đại lộ Đông Tây, cầu Phú Mỹ, hầm Thủ Thiêm - những công trình trọng điểm nối đôi bờ. Thế  đời sống giưã người dân lao động và cư dân giàu mới về quận này có một khoảng cách quá xa. Báo SGGP ghi nhận về  thực trạng này qua bản tin như sau.
Thị trường, với sự điều tiết tự nhiên của nó, rất nhanh, đã nhận ra sự thay đổi của quận 2 - sự thay đổi của một quận mới vốn được tách ra từ huyện ngoại thành Thủ Đức ngày xưa. Người giàu đổ về quận 2 mua đất, cất nhà, xây biệt thự. Dự án đón đầu dự án. Giới đầu tư, giới đầu cơ kéo nhau đổ xô vào. Dân quận 2, những người dân từng một thời chân lấm tay bùn, có hôm, mở mắt ra ngỡ ngàng khi mảnh vườn, mảnh ruộng cũ của mình được tính bằng cái giá nằm mơ không thấy.


So với 5-10 năm về trước, bây giờ quận 2 đã khác. Quê trở thành phố, nhiều vùng bưng biền trở thành những khu biệt thự cao cấp. Những chuyến phà đang dần đi vào hoài niệm.  Giá đất cũng đang "bình yên" trở lại, bình yên ở mức của giá đất đô thị. Người quận 2, dù muốn hay không, bây giờ cũng là cư dân đô thị. Thế nhưng, không thể nhanh như sự phát triển của hạ tầng, của thị trường kinh tế, người dân quận 2 không thể bỗng chốc trở mình một đêm mà thành cư dân đô thị. Cũng không thể một sớm một chiều, thay đổi tập quán, lối sống, công việc, ngành nghề ngay được. Có thể những người dân ở đó không còn nghèo như xưa. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập, khoảng cách văn hóa, khoảng cách trong thói quen sinh hoạt giữa họ và những cư dân nhà giàu mới về quận 2 là những cách biệt khó vượt qua, có khi còn khó hơn chuyện làm một cây cầu.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, trong tiến trình phát triển của quận 2, nhiều người dân đã bàn giao nhà, giao đất để thực hiện những công trình, dự án đô thị.  Quận 2 phát triển thành trung tâm là do những người dân đã hy sinh, chấp nhận di dời.  Các chuyên viên khuyến cáo rằng các cơ quan chức năng phải tìm cách để họ được thụ hưởng những thành quả từ quá trình đô thị hóa. Đừng để họ phải đứng bên lề trung tâm, bên lề của sự phát triển hoặc bị bần cùng hóa, trôi dạt đến những vùng đất khác của người nghèo. Đó không phải là bài toán dễ giải. Đó không phải là một công trình chỉ cần tiền bạc, cần trình độ khoa học và sự đầu tư tập trung trong một thời gian ngắn như việc làm một hay một số cây cầu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khủng hoảng y tế tại phía bắc đã tới mức kinh hoàng: sán lợn... Lợn là heo... Báo Đại Đoàn Kết kể: Trước tình hình trẻ nhiễm sán lợn liên tục gia tăng, nhiều bậc phụ huynh tại Thuận Thành- Bắc Ninh đã đưa con mình về Hà Nội để tiến hành xét nghiệm sán lợn. Được biết, chỉ riêng trong một buổi sáng ngày 18/3, đã có gần 400 trẻ đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương để làm xét nghiệm sán lợn. Các bác sĩ đã bắt đầu là việc từ 5h sáng với 10 bàn khám và Viện hẹn các gia đình sau 1 đến 3 ngày sẽ có kết quả xét nghiệm.
Gian lận điểm... Báo Công Lý ghi nhận: Vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia sau khi cơ quan chức năng công bố kết quả điều tra cho thấy tại Hòa Bình đã có 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh bị can thiệp tẩy xóa để nâng điểm. Danh sách các địa phương gian lận điểm còn có Sơn La, Hà Giang.
Vậy là tròn 145 năm ký kết Hiệp ước Giáp Tuất -- một bản văn ký năm 1874 và là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, cắt nhiều tỉnh Nam Bộ cho quân Pháp.
Báo Dân Trí ghi nhận tình hình đầu tư: Ông Philipp Roesler (46 tuổi) là người Đức gốc Việt, từng giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ của Chính phủ Đức. Ông vừa nhận lời về Việt Nam làm việc với tư cách là Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures.
Tìm công nhân không dễ, đặc biệt với ngành chế biến thủy sản. Báo Tuổi Trẻ kể rằng TP.SG, ĐBSCL 'đỏ mắt' tìm công nhân chế biến thủy sản...Nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở TP.SG, ĐBSCL vẫn thiếu lao động trầm trọng. Doanh nghiệp nói đã tăng lương, trong khi công nhân thủy sản nói phải chuyển nghề vì cuộc sống bấp bênh.
Samsung là đại gia Hàn quốc bước vào trong làng công nghiệp Việt Nam... Không chỉ là tạo ra hàng chục ngàn việc làm, nhưng cũng là một động cơ cho nhiều công ty phụ trợ...
Bác sĩ công rủ nhau rời bỏ bệnh viện công, để ra làm việc cho bệnh viện tư… Thế là, khủng hoảng.
Cõi này đầy những bất an... Ngay như người có tiền cũng chưa chắc được an toàn. Báo Tổ Quốc kể chuyện Long An, “ Vụ kẻ trộm sát hại chồng, vợ tự vệ khiến trộm chết: Đối tượng trộm cắp có nợ tiền nạn nhân”...
Cúp nước nhiều quận huyện, thôi thì phải chịu. Bản tin VnExpress kể: Bảy quận huyện TP SG bị cúp nước cuối tuần. Hàng trăm nghìn hộ dân sẽ bị cắt nước hoặc nước yếu trong 4 giờ để sửa chữa nhà máy nước Thủ Đức.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 3 vừa mới qua đi... nhưng hẳn là kỷ niệm về Ngày Phụ Nữ vẫn còn in sâu trong lòng mọi người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.