Hôm nay,  

Học Mỏi Cả Chân

22/10/200800:00:00(Xem: 3858)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, hện nay, tại các trường tiểu học ở khu vực nông thôn  ở VN có tình trạng các học sinh bậc tiểu học phải đứng học. Tình trạng này xảy ra từ năm 2000 đến nay,  khi mà các trường tiểu học đều nhận được một mẫu bàn ghế giống nhau theo quy chuẩn của  ngành giáo dục. Chính vì thế mới có tình trạng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều ngồi học một loại bàn ghế có kích cỡ như nhau, dù các học sinh có độ tuổi, chiều cao rất khác nhau. Vì vậy, tình trạng đa số các em ở độ tuổi lớp 1 và lớp 2 ở nông thôn phải đứng để viết bài là điều đang xảy ra tại nhiều trường. Báo Đồng Nai ghi nhận thực trạng này như sau.

Tìm trong sách Tập viết lớp 2, phóng viên thấy có hình vẽ  và hướng dẫn của  ngành giáo dục về tư thế ngồi học của học sinh là: lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 - 30cm, hai chân để song song thoải mái. Thế nhưng khi đến tìm hiểu tại Trường tiểu học Xuân Tâm 1 (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), phóng viên nhận thấy do khoảng cách giữa bàn và ghế quá xa và chiều đứng của bàn quá cao so với chiều cao của học sinh, nên có đến 2/3 học sinh khối lớp 1 và 1/2 học sinh khối lớp 2 của trường phải đứng để viết bài! Em Trần Thị Thanh Hiền, học sinh lớp 1 của trường, cho biết: "Bàn này cao quá nên con đứng mới viết được. Sau một buổi học ở lớp, con mỏi cả chân!".

Cô Nguyễn Thị Thanh, hiệu phó của trường, cho biết: "Trường đã đưa số bàn ghế này vào sử dụng mấy năm nay. Nhưng do ở đây là vùng nông thôn, điều kiện sống và dinh dưỡng cho học sinh còn hạn chế nên các em nhỏ con, số bàn ghế này chỉ  phù hợp với học sinh ở khối 4, 5. Ở các khối  lớp 1, 2, 3, những em có chiều cao trung bình chỉ ngồi được trên mép ghế, số học sinh còn lại phải đứng để viết bài vì kích cỡ giữa ghế và bàn quá xa...".

Nhưng không chỉ ở Trường tiểu học Xuân Tâm 1, mà đa số các trường tiểu học ở nông thôn đều có tình trạng học sinh ngồi học rất khó khăn với loại bàn như hiện nay. Như Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Xuân Phú) vừa nhận về 300 bộ bàn ghế mới. Thầy cô giáo ở đây cho biết: Bàn ghế học trước  kia có chân làm bằng gỗ nên có thể tháo ghế chỉnh sửa cho gần bàn hơn để phù hợp cho các em lớp 1, lớp 2. Nhưng hiện nay, chân bàn đều được làm bằng sắt, nên nhà trường không thể chỉnh sửa lại được.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, học sinh không chỉ đứng học mà khi mỏi chân còn tựa cả cằm xuống mặt bàn để viết bài. Với tư thế học như vậy không chỉ  khiến cho các em mệt mỏi sau giờ học, mà điều lo lắng nhất của các bậc phụ huynh là nguy cơ về sau các em bị cận thị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.