Hôm nay,  

Đợi Cứu Trợ Trong Cơn Đói

09/10/200700:00:00(Xem: 3432)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc, trong thượng tuần tháng 10/2007, trận lũ lớn nhất trong 45 năm qua đã nhấn chìm nhiều làng mạc ở Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình... Hàng ngàn người nhiều ngày qua phải sống trên mái nhà, đói khát trong cảnh màn trời chiếu đất, đợi chờ cứu trợ. Tình cảnh khốn khổ của người dân vùng bị lũ được báo Tuổi Trẻ ghi nhận qua đoạn ký sự như  sau.

Sáng 7-10,  phóng viên nhảy lên thuyền cứu nạn để cùng các toán công tác xã hội đi sâu vào tâm lũ sông Bưởi là xã Thành Kim, Thành Hưng, Thạch Định... (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) mang mì tôm đi  cứu trợ đồng bào.  Dọc đường len lỏi vào các thôn, bản còn ngập sâu 2-3m nước, khi thuyền đi qua, lúc nào cũng nghe tiếng kêu cứu thống thiết của những người già, phụ nữ, trẻ em ngồi co ro, mệt lả vì đói khát trên các nóc nhà, ở mô đất cao hoặc các quả đồi...

Tại thôn 4, xã Thành Kim, bà Lê Thị An (56 tuổi), cùng hàng trăm người dân đang tránh lũ trên đê) thốt lên như vậy rồi quị xuống khi đưa tay đón thùng mì tôm. Mọi người đỡ bà An vào lều, bóc vội gói mì cho bà ăn, rồi tiếp thêm chai nước. Bà An dần tỉnh, mấp máy môi: "Ba ngày nay dân chúng tôi nhịn đói rồi; khát quá, vục mặt xuống sông uống nước lũ, mặc cho bụng đau quằn quặn. May mà đồ cứu trợ đến kịp..."

Chuyển nhanh những thùng mì tôm cho người dân thôn 3, thôn 4 trên đê sông Bưởi, thuyền cứu trợ vội vã xé dòng nước lũ lao đến với đồng bào ở các thôn đang tránh lũ trên đồi Chương, đồi Lau, đồi Con của xã Thành Kim. Nghe tiếng máy của thuyền cứu trợ đang tiến vào, hàng trăm người dân của xã lao ra phía mép nước. Vừa nhận thùng mì tôm từ đoàn cứu trợ, những đứa trẻ xé nhanh gói mì nhai ngấu nghiến cho thỏa cơn đói suốt ba ngày qua.

Rời Thành Kim,  phóng viên cùng đoàn cứu trợ tiếp tục đến với đồng bào vùng lũ ở các xã Thành Hưng, Thành Tiến, Thạch Định...Trên biển nước mênh mông giữa tâm lũ Thạch Thành, có hàng chục thuyền cứu trợ đang hối hả mang mì tôm đến cho ngươi dân.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, lúc chiều tà, khi  phóng viên trên đường cứu trợ trở về nơi tập kết hàng thì dọc đoạn đê sông Bưởi qua thôn 4, xã Thành Kim, nhiều gia đình di tản tránh lũ đã nhóm bếp tạm nấu nước pha mì tôm. Người dân ở đây cho biết mấy ngày qua, bà con đùm bọc, cưu mang nhau với tinh thần "lá rách ít đùm lá rách nhiều". Và nhiều cư dân vùng lũ sông Bưởi đã tạm ấm lòng bởi có gói mì cứu trợ, dù trước mắt vẫn còn muôn vàn khó khăn, nhọc nhằn khi lũ dữ đã cướp đi toàn bộ tài sản của họ. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là ông Trump bị níu áo... hết giấu nổi. Mà quá đắt giá. Chỉ có một đêm đốt đuốc vui chơi, Thế là phải chi 130,000 USD.
Công ty Samsung từng bị chất vấn về cách đối xử với công nhân, đặc biệt với nữ công nhân, tại các nhà máy Samsung ở tỉnh Thái Bình. Bây giờ, một ông sếp Samsung sẽ làm đại sứ Nam Hàn ở Việt Nam. Có nên hay không?
Bãi biển Sầm Sơn hết chỗ chen chân… Bản tin VietnamNet kể: Chen nhau tìm chỗ tắm ở bãi biển Sầm Sơn…
Bản tin VOA ghi nhận: Một số trí thức Việt Nam có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội mới đây đưa ra những quan điểm có tính chất “xét lại” sự kiện 30/4, ngày Việt Nam gọi là “giải phóng miền Nam” nhưng nhiều người lại coi là “ngày quốc hận”, thu hút hàng nghìn lượt phản ứng và chia sẻ trên mạng.
Người của các thế hệ sau sẽ không hiểu hết những cảm xúc của các nhà thơ đã trải qua những ngày Miền Nam sụp đổ. Nơi đây xin đăng lại các dòng thơ đầy xúc động của một chiến binh thi sĩ: Nguyễn Phúc Sông Hương.
Vậy là tới ngày 30 tháng 4 của tròn 43 năm. Và là ngày Sài Gòn đầu hàng. Và là ngày Sài Gòn chờ đợi bị xóa tên.
Như thế là hòa bình. Như thế là giải trừ vũ khí nguyên tử... chưa bàn tới thống nhất, nhưng bước đầu đã có.
Có nhiều hy vọng Nam-Bắc Hàn sẽ hòa bình? Cuộc chiến phân ly sẽ từ từ giải quyết để tìm hướng thông nhất? Đó là ước mơ lớn nhất của dân tộc Đại Hàn... nhưng vẫn còn gian nan.
Vua Hùng Vương đang trở thành con gà đẻ trứng vàng, tiền đếm không hết: Biển người hành hương về Đất Tổ trong đêm tối.
Từ câu chuyện một ông sếp báo Tuổi Trẻ bị tố cáo đã “xâm hại” (chữ đúng có lẽ là “hiếp dâm”) một nữ sinh viên thực tập, các giới chức nghiên cứu luật pháp VN mới thú nhận rằng trước giờ có nhiều chuyện tương tự, nhưng phụ nữ thường là im lặng, trong khi cán bộ được bao che dễ dàng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.