Hôm nay,  

Sa Tặc Trên Sông Hương

01/03/200800:00:00(Xem: 3337)

Bạn,

Theo báo  Dân Trí, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, sau một thời gian tạm lắng, tình trạng sa tặc ngang nhiên đào bới cát sạn ở thượng nguồn sông Hương lại tái diễn khiến hàng nghìn gia  đình cư dân sống hai bên bờ sông phải chịu cảnh sạt lở, gây đổ nhà, mất vườn. Nhiều đoạn sông đi qua một số xã bị sạt lở ở mức báo động. Báo Dân Trí ghi nhận về thảm họa này như sau.

Tại xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, ông Hồ Tâm, một người dân thôn Dương Phẩm than: "Sau một thời gian tạm lắng, mấy tháng nay ngày mô cũng có hàng trăm chiếc đò to đùng từ dưới xuôi lên sùng sục cày xới điên cuồng cả ngày lẫn đêm, làm đục ngầu cả đoạn sông. Hút hết cát sạn giữa lòng sông, chúng lại ngang nhiên vào bờ để hút". Để bảo vệ nhà cửa và vườn tược của mình, những gia đình cư dân sống dọc hai bên bờ sông phải ngày đêm đánh đuổi sa tặc, nhưng biện pháp bảo vệ này không có hiệu quả, vì khi dân đuổi thì chúng bỏ chạy, khi dân đi chúng lại tới.

 Mặt khác, một người dân cho biết sa tặc ở đây hết sức hung hãn, sẵn sàng đánh lại người cản trở chúng "làm ăn". "Nhiều đêm cả nhà tui phải thức trắng để xua đuổi chúng và nhiều lần bị chúng chửi bới, ném đá lên, thậm chí chúng còn chạy lên bờ đuổi và dọa đánh nữa",   bà Trần Thị Hạnh, một người dân xã Thủy Bằng, kể như  thế.

Sự hoành hành của sa tặc khiến đoạn sông Hương qua địa phận xã Hương Thọ (huyện Hương Trà) và xã Thủy Bằng (huyện Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) sạt lở báo động. Khu vườn của bà Trần Thị Em (thôn Dương Phẩm, xã Hương Thọ) đã bị sạt lở hơn 10m. Căn nhà bếp, vườn cây và các công trình phụ của gia đình đã bị làm "mồi" cho Hà Bá từ lâu. Căn nhà ngói cũng đã sạt lở vào tận chân tường, có thể đổ sụp xuống sông bất cứ lúc nào. Lúc chúng tôi đến, bà Em đang hì hục khiêng từng viên đá kè vào chân tường và đóng cọc tre để giữ đá. "Với tình hình ni, căn nhà còn lại của tui cũng đổ mất. Mấy ngày ni cả nhà tui lo đến không ngủ được", bà Em than thở. Cạnh đó, căn nhà ngói của gia đình bà Nguyễn Thị Xèng cũng bị sạt lở tan hoang. Diện tích nền nhà đã bị lở hết khiến gia đình phải chuyển đi nơi khác sinh sống. Nhìn căn nhà, bà Xèng không cầm được nước mắt: "Bờ sông ni đang bị lở từng ngày. May mà gia đình tui đã chuyển đi không thì mất mạng rồi".

Bạn,

Báo Dân Trí cho biết những bãi đất bồi hai bên sông cũng đã bị nước cuốn gần hết. Hàng chục héc-ta đất cạnh điện Hòn Chén đã bị đổ ập xuống nước. Sạt lở đang từng ngày đe dọa  tài sản, thậm chí cả tính mạng của người dân nơi đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.