Hôm nay,  

Ngôi Chợ Làng

23/02/200700:00:00(Xem: 3046)

Ngôi Chợ Làng

Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, trong mỗi người Việt đã trải qua thời niên thiếu ở làng quê, khi trưởng thành, dù sống ở đâu thì cũng ít nhiều lưu giữ trong ký ức một miền quê với bóng dáng cây đa, giếng nước, con kênh và không thể thiếu ký ức về một ngôi chợ làng và thú đi chợ. Báo điện tử nhà nước TTXVN ghi nhận về hình ảnh chợ làng trong tâm thức của những sống xa quê như sau. 

Rời quê lên phố, sinh sống xa quê hương, thường xuyên đi siêu thị hay các trung tâm thương mại lớn, những phút lặng của tâm hồn, giữa cảnh đông đúc phố phường, bạn sẽ nhớ cái chợ làng mình, nhớ cảnh bán - mua bình dị cùng những gương mặt thân thuộc của "người làng"

Chợ làng là nơi những người đi xa về thấy rõ nhất sự biến đổi của cuộc sống miền quê.  Đến bất cứ một vùng quê nào, chỉ cần nhìn qua chợ làng, quan sát hàng hoá, thực phẩm bày bán và khung cảnh bán - mua là có thể biết được đời sống của người dân ở đó. Sự no đủ hay thiếu thốn đều được phô bày ra hết.

Chợ làng thường họp rất sớm, 6 - 7 giờ sáng đã vào độ đông đúc nhất và cỡ độ 10 giờ trưa là đã vãn người. Mọi thứ bày biện không hề hào nhoáng, hầu như toàn những sản phẩm tự sản-tự tiêu như giỏ cua, mớ ốc mới bắt được còn vương bùn non, mớ rau mới hái còn nhựa ứa, sọt trứng lơ thơ vài sợi rơm lót ổ, một vài con gà nhà nuôi và vài quầy tạp hoá bán những đồ dùng cần thiết như giấy, bút, kim chỉ, muối, dầu đốt... Ngày trước, có những thứ phải chờ đến chợ phiên mới mua được như lưỡi xẻng, cán cuốc, rổ, rá, con dao. Bây giờ chợ phiên vẫn đông, nhưng chợ ngày thường hàng hoá thập phương đưa về bày bán những mặt hàng này. Vào những dịp phiên, chợ đông vui hẳn. Tiếng nói, tiếng cười ríu rít. Cứ ra chợ là gặp người quen và thể nào cũng phải đứng lại chào hỏi thân mật. Đông vui nhất là khi chợ làng vào những ngày áp Tết âm lịch. Ra chợ vào lúc này, có khi bạn được gặp những người cả năm mới gặp, ấy là những người con của làng học tập hay làm ăn xa về ăn Tết với gia đình. Hàng hoá có những thứ cả năm mới bán một lần dành cho ngày tết như tranh, ảnh và những câu đối đỏ, lá gói bánh chưng.

Bạn,

Cũng theo báo quốc nội, có lẽ thứ hấp dẫn đám trẻ con nhất ở chợ Tết là những con tò he xanh đỏ. Từ bột gạo nếp xay nhuyễn nhuộm màu, dưới bàn tay "phù thuỷ" của ông bán hàng (mà lạ là ở chợ làng phần lớn những người bán hàng là phụ nữ, nhưng bán những con tò he này thì nhất thiết phải là đàn ông) những cục bột màu nhanh chóng biến thành những vị tướng oai phong hay chú "tôn ngộ không" ngộ nghĩnh hoặc những con gà trống, con chuột, bên dưới lắp một cái còi cũng chỉ bằng một mẩu lá tí tẹo là có thể thổi được ra tiếng "tò he, tò he" và có lẽ thế nó mới được mang cái tên là con tò he. Tiếng "tò he" ấy cứ theo mãi trong suốt cuộc đời của mỗi con người khi xa quê.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.