Hôm nay,  

Giành Đất Với Sếu

5/9/200900:00:00(View: 2970)

GIÀNH ĐẤT VỚI SẾU

Bạn,

Theo báo Sài Gòn,  trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,  có loại sếu đầu đỏ tập trung tại khu vực Hòn Chông, huyện Kiên Lương. Thế nhưng, từ năm 2003, các cơ quan chức năng chính địa phương đã tìm cách cắt xén đất dành cho sếu để thực hiện các dự án thủy sản.  Từ đó đến nay,  các nhà khoa học đã  tìm cách bảo vệ loài sếu này, nhưng không đủ tiền "mua đất" cho sếu, và sếu đã bị "đuổi" ra khỏi miền đất sinh tồn.  Báo Lao Động ghi nhận về thực trạng này như sau.

Trước khi kéo đàn đến Phú Mỹ, sếu đầu đỏ từng tập trung tại khu vực rừng phòng hộ Hòn Chông (huyện Kiên Lương). Vào những năm đầu thế kỷ 21, Hòn Chông thu hút đàn sếu đông nhất Đông Dương. Tuy nhiên, trước cơn lốc phá rừng nuôi tôm của người dân, sếu đã bị lấn dần đất sống. Để bảo vệ loài chim quý này, các nhà khoa học đề  ra dự án "Bảo vệ sếu đầu đỏ và đồng cỏ kết hợp du lịch vùng Hòn Chông" trên diện tích 1,300 hécta. Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản kháng của cơ quan chức năng địa phương. Đầu tiên là tìm cách "cắt xén" đất: Chỉ trong 1 tháng kể từ lúc đề xuất (tháng 5.2003), tỉnh đã đồng loạt cấp 1,200 hécta/1,300 hécta dự kiến bảo tồn cho người dân nuôi tôm. Sau đó,  Sở Tài chính cho rằng giữ đất nuôi tôm, mỗi năm mang lại hơn 1 ngàn tỉ đồng. "Khiêm tốn" với mô hình nuôi tôm quảng canh, Sở Thuỷ sản cũng khẳng định sẽ thu về hàng chục tỉ đồng, tức cao gấp nhiều lần so thu nhập từ du lịch của  dự án. Cũng theo tính toán này, giá đền bù đất lên đến 70 tỉ đồng. "Lực bất tòng tâm", các nhà khoa học bỏ cuộc.

Thế là Hòn Chông trở thành cánh đồng tôm. Mất đất sống, sếu kéo về Phú Mỹ. Các nhà khoa học lại thuyết phục UB tỉnh phê duyệt quy hoạch 2,800 hécta bằng dự án "Bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ", nhằm phát triển đời sống dân cư để bảo vệ đa dạng sinh học (cộng luôn 2 lần tiền thưởng của Liên Hợp Quốc là 350 ngàn  Mỹ kim). Tuy nhiên, DA triển khai chưa được bao lâu thì "phong trào" nuôi tôm lại rầm rộ bao vây và 1,400 gia đìn dân sinh sống tại khu bảo tồn không ít lần rục rịch bao chiếm, mua bán đất của sếu. Theo khảo sát của Hội Sếu quốc tế, trong 5 năm qua, lượng sếu về Đông Nam Á không hề giảm, nhưng ở VN thì ngày một ít". Theo tiến sĩ  Trần Triết, điều này sẽ rất nguy hiểm vì "nó không chỉ tác động tiêu cực đến đời sống, việc làm của hàng trăm gia đình nghèo ở Phú Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tâm linh dân tộc, uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Ttrong thời gian qua, dự án này đã tạo thị trường cho sản phẩm từ cây bàng của hơn 200  nhànghèo và tạo việc làm cho 60 lao động có thu nhập ổn định.

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, tiến sĩ Trần Tiết cho biết hiện  dự án này đang được Liên đoàn Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xem xét tài trợ đến năm 2012. Tuy nhiên, nếu không  ngăn  chận nạn đào bới lấn chiếm đất  dự án làm sếu bỏ đi, nhiều  nguy cơ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định tài trợ của đối tác".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.