Hôm nay,  

Đê Biển Bị Tàn Phá

01/09/200800:00:00(Xem: 2719)

Bạn,

Theo các báo Sài Gòn, hiện nay, miền Tây Nam phần đang vào mùa mưa lũ. Nhiều tuyến đê biển xung yếu trong vùng đang trong tình trạng xuống cấp và bị sạt lở trầm trọng, Nhiều cư i dân sống ven đê hiện nay lúc nào cũng phập phồng lo sợ. Nếucác nhành chức năngn địa phương chậm sửa chữấ đê, chỉ cần một cơn bão hoặc triều cường, thì  nhiều  khu vực này sẽ chìm trong biển nước. Báo Người Lao Động ghi nhận  thảm họa này như sau

Tại miền Tây, tuyến đê phòng hộ biển Tây đi qua tỉnh Cà Mau dài trên 92 km (từ rạch Chèo, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đến xã Khánh Tiến, huyện U Minh, giáp ranh giữa Cà Mau và Kiên Giang) đang bị sạt lở trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sản xuất của người dân sống ven đê. Hiện mặt đê đang bị xói mòn, với khoảng 12 điểm sạt lở kéo dài gần 3 km trên địa bàn 3 huyện Trần Văn Thời, U Minh và Phú Tân. Cao trình của tuyến đê chỉ còn từ 1.7 m -2 m (cao trình kỹ thuật đòi hỏi cao 2.5 m), làm giảm hiệu quả trong việc chắn sóng. Bên cạnh tình trạng sạt lở do thiên nhiên, đê biển Tây còn xuống cấp trầm trọng xuất phát từ tình trạng dân cư sinh sống quanh khu vực bảo vệ đê ngày càng đông đúc. Theo số liệu thống kê của các ngành chức năng, trên tuyến đê biển Tây có 2 ngàn775 gia đình với gần 12 ngàn người đang sinh sống.

Tại Hiệp Thạnh, Duyên Hải - Trà Vinh, tuyến đê đang bị sóng biển tàn phá ngày càng dữ dội. Hàng rọ đá gia cố chân thân đê đã bị sóng biển vỗ xé rách toạc. Những hàng dương nằm ven đê cũng bị cuốn bật gốc nằm trơ trọi. Những người dân sống lâu năm xung quanh khu vực đê cho biết trước năm 1997, ở đây ngoài thân đê còn có rừng dương và các động cát rộng khoảng 0,5 km để che chắn đê biển, nhưng hiện đã bị sóng cuốn trôi gần hết.  UBxã Hiệp Thạnh cho biết: Trong khoảng thời gian 3 năm, từ 2005 - 2007, trước tình hình sạt lở ngày một nhiều, tỉnh Trà Vinh đã hai lần gia  củng cố đê bằng rọ đá bảo vệ phía ngoài. Đến nay, sóng biển đã phá vỡ các rọ đá, gây xói lở thân đê. Hiện tình hình sạt lở đê biển Hiệp Thạnh diễn ra nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Người dân địa phương rất lo lắng, không dám đầu tư làm ăn, sản xuất quy mô lớn.

Tại Cà Mau, theo  ngành Nông nghiệptỉnh, toàn bộ hệ thống đê chủ yếu nằm trên nền đất yếu, trong khi đó rừng phòng hộ lại quá mỏng. Vì thế mỗi khi mùa mưa bão đến, mức độ nguy hiểm càng gia tăng. Trước tình hình này, tỉnh Cà Mau đã có chủ trương di dời những hộ dân sinh sống quanh khu vực đê vào các khu tái định cư.

Bạn,

Báo Người Lao Động ghi nhận rằng theo thống kê sơ bộ, tại  miền Tây Nam phần, hiện có hàng chục ngàn  gia đình cư dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, chủ yếu tập trung ở Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang... Mùa mưa lũ đã đến nhưng các địa phương này vẫn chưa tìm được biện pháp hữu hiệu nào để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.