Hôm nay,  

Xóm Xe Bò

19/02/200800:00:00(Xem: 3152)

Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ, tại vùng ngoại thành Hà Nội có 1 xóm nghèo mà quanh năm suốt tháng, cuộc sống của cư dân xóm này luôn  gắn chặt với những cuốc xe kéo, mang những giọt mồ hôi khó nhọc đổi lấy đồng tiền bát gạo. Họ là dân tứ xứ rồi qui tụ lại ở các thôn Hạ, thôn Thượng ở xã Mễ Trì, tạo nên "xóm xe bò". Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc mưu sinh khốn khổ cuả người dân xóm này qua đoạn ký sự như sau.

“Xóm xe bò" hình thành gần chục năm nay, khi hàng loạt công trình xây dựng quanh đó đua nhau mọc lên: khu liên hợp thể thao  Mỹ Đình, Trung tâm hội nghị  và hàng chục khu chung cư cao cấp, khách sạn, nhà cao tầng...

Hàng ngày, từ tờ mờ sáng, trong cái lạnh buốt da, từng đoàn người ở "xóm xe bò" đã rục rịch sửa soạn lên phố kiếm việc làm. Công việc của họ là kéo, chở hàng vật liệu xây dựng hoặc bất cứ cái gì cần chở, kéo bằng tay.Đang hì hục kéo xe, anh Huấn (quê Hậu Lộc, Thanh Hóa) khoe với  phóng viên đồ nghề của mình, đó là một chiếc xe kéo tay trị giá 700 ngàn đồng và vài cái cuốc, xẻng... "Trông lèo tèo vậy thôi nhưng đó là cả gia sản tôi phải tích cóp dành dụm nửa năm trời mới mua được đấy". Nói đoạn, Huấn vắt ngang thừng trên vai, tay nắm lấy hai càng xe rồi dốc ngược chếch theo góc 45 độ cứ thế lấy hết sức bình sinh kéo. Anh bảo những hôm chủ giục hoặc việc nhiều phải cắm đầu mà chạy cho kịp. Mùa hè rát bỏng chân, mùa đông đường nhầy nhụa chỉ chực té ngã. "Những ngày đầu chưa quen, hai bên vai, lưng và khớp gối đau ê ẩm, nhiều lúc tưởng nó gãy gập làm đôi vậy. Nhưng rồi kéo mãi cũng quen, đến lúc những lớp da cũ bong vảy rồi chai sạn dần, kéo không còn cảm giác đau nữa, chỉ thấy mệt thôi", Huấn kể.

Dãy trọ trong "xóm xe bò" là những căn phòng lụp xụp chật chội nằm san sát, mỗi phòng rộng chưa đầy 10m2 mà 4-5 người sống chen chúc nhau. Bình (quê Tiên Lữ, Hưng Yên) cười hề hề: "Tối đến cứ lăn đại ra nền ximăng mà ngủ, không chiếu cũng chẳng cần màn, vừa rộng, vừa mát." Dân kéo xe cũng có "lãnh địa" làm ăn riêng rẽ và những điều luật bất thành văn, tất cả những qui định đó đều được tuân thủ khá nghiêm ngặt. "Lãnh địa" thường được phân chia khá cục bộ, dân tỉnh nào có "chợ cơ bắp" riêng của tỉnh đó:  Ai "vi phạm" thì... bị đòn. Cũng phận nghèo với nhau nhưng vì miếng ăn người ta sẵn sàng "tẩn" nhau nhừ tử.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, một thợ kéo cho biết một ngày chạy cật lực vài chục cuốc xe tổng cộng cũng kiếm được 50 ngàn-60 ngàn đồng (chưa đến 4 Mỹ kim), nếu không ốm đau, bệnh tật thì trừ tiền ăn, tiền phòng trọ, chỉ còn gom góp được 700 ngàn-800 ngàn đồng/tha'ng gửi (chưa đến 50 Mỹ kim) về quê cho vợ con. Với họ đó là số tiền rất lớn, nếu ở nhà làm lúa cả mùa cũng không có được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.