Hôm nay,  

Mùa Than Trôi

20/07/201000:00:00(Xem: 2965)

Mùa Than Trôi

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Bắc VN, tỉnh Quảng Ninh là một  địa phương có nhiều công ty than hoạt động, trong dó có thị xã  Cẩm là vùng than trọng điểm.  Vào mùa mưa, với nhiều dân nghèo của thị xã này làø mùa than trôi. Mưa khiến than từ các công trường  khai thác than của các  công ty. trôi vào các suối rồi đổ về các mương thoát nước. Cứ mưa lớn, hàng trăm người dân già, trẻ lại mang những chiếc rổ mắt nhỏ được đan bằng thép ra suối đãi than, đem bán cho các tư thương. Báo Lao Động ghi nhận về cuộc mưu sinh trong mùa than trôi tại Cẩm Phả qua đoạn ký sự  như sau.
Tại một mương nước , phóng viên bắt gặp hai em nhỏ đang thoăn thoắt nhặt những hòn than lẫn trong xít được xe đổ xuống suối để làm đường cho xe gầu xuống nạo vét dòng chảy. Hàng chục người phụ nữ quây lấy một đống xít dưới mương thoát nước, và hình ảnh hai đứa trẻ nhỏ thó cũng lao vào bới tìm miệt mài khó lẫn. Chiếc xe gầu cứ lừng lững tiến tới nhưng các em cũng chẳng quan tâm. Có lẽ lúc đó trong đầu các em chỉ là làm thế nào kiếm được những hòn than hiếm hoi trong đống xít. 


Em  Lưu Văn Hùng quê tận xã Cẩm Tú, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) năm nay học lớp 9 nhưng người em bé như cậu bé học lớp ba. Cứ nghỉ hè em lại ra Quảng Ninh để phụ giúp bố mẹ. Bố mẹ Hùng ra vùng than làm ăn mấy năm nay đang thuê một căn phòng gần khai trường, gần dòng nước thải. Mùa khô lên bãi mót than, mưa về ra suối đãi than trôi. Cuộc sống lầm lũi, vất vả. Xa quê, xa con cũng không thể đổi đời. Bên đống than cục lổn nhổn có giá khá cao lấy được từ đống xít, Hùng cười tươi và bảo: Đống than này giá 15-16.000 đồng/cân. Hiếm hoi lắm mới có ngày hên như hôm nay. Bình thường đãi than chỉ được dăm ba chục ngàn đồng.Ở phía dưới dòng nước cạn, em trai của Hùng là Lưu Văn Tuấn học lớp 7 đang dùng chiếc rổ sắt rửa mấy cục than vừa nhặt được. Em bảo, mưa to, lũ về là những lúc thích nhất vì có nhiều than trôi. Có than là có tiền. Cháu chỉ muốn nghỉ học ra đây ở gần bố mẹ nhưng không ai đồng ý.Chị Nguyễn Thị Huệ - mẹ của hai em Hùng, Tuấn không khỏi ngùi ngùi khi nhìn các con bon chen cùng người lớn bên đống xít than. Chị cho biết, cuộc sống ở quê khó khăn, lam lũ nhưng kiếm đồng tiền khó lắm. Ở đây vất vả, lam lũ thật đấy nhưng làm có đồng tiền. Dù không muốn đám trẻ phải làm lụng sớm, nhưng thương bố mẹ chúng lại theo chúng tôi đi làm. Thương con nhưng thêm tay thêm chân thì lại có đồng ra đồng vào. Đầu năm học có thêm tiền cho cháu mua sách vở.
Bạn,
Báo Lao Động dẫn lời bà Võ Thị Gái, 74 tuổi,  người có thâm niên đãi than bên dòng mương ở Cẩm Phả cho biết: Những người dân quanh đây có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người mưu sinh trên những bãi thải đầu đường và dòng mương này có thâm niên. Cứ mưa là hầu như cả xóm ra đãi than. Ít thì để đốt, nhiều thì bán.  Bà  cho biết thêm nhiều đứa trẻ ở đây lớn lên từ những hòn than trôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.