Hôm nay,  

Cồn Nghèo Giữa Sông Hậu

16/08/200900:00:00(Xem: 3979)

Cồn Nghèo Giữa Sông Hậu

Bạn,
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ, có quận Bình Thủy là quận ngay sát trung tâm thành phố.  Ở đó có một nơi mà gần 500 con người đang sống trong cảnh năm không: không điện, không đường, không trường, không trạm y tế, không nước sạch. Đó là Cồn Sơn nằm giữa sông Hậu, có diện tích trên 73 hécta. Hiện cồn có 85 gia đình sinh sống với gần 500  người. Cuộc sống của những  gia đình này vô cùng khốn khổ như ghi nhận của báo Tuổi Trẻ qua đoạn ký sự như sau.
Tại Cồn Sơn, ông Trần Đắc Lý, sống ở đây từ năm 1975, cho biết: "Hồi đó nhiều nóc nhà lắm, bây giờ ngày một ít đi. Cuộc sống khó khăn thiếu thốn đủ bề nên nhiều gia đình đã sang đất và chuyển qua đất liền sống. Tui cũng muốn lên bờ nhưng không có điều kiện".
Cũng như nhiều gia đình khác ở đây, chiếc tivi trắng đen của gia đình ông ít khi được mở. Ông nói chỉ khi nào có chương trình gì hay mới bật lên xem. Ở đây không có điện nên người dân dùng bình ăcquy để thắp sáng. Chiếc đèn neon được đặt ở vị trí thường sử dụng nhất trong nhà. Nhà nào khá giả hơn thì lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời.
Ông Huỳnh Bá Hồng cho biết những tấm pin này cũng chỉ đủ thắp sáng một đèn neon nhỏ nên tivi màu hầu như không có. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp về đầu tư nuôi cá quanh cồn. Buổi tối, những hộ gần ao cá được câu nhờ điện từ những chiếc máy nổ của ao. Có lúc 20g, lúc 21g, nhiều khi máy hư thì không có điện.


Ông Hồng cho biết lúc trước nước ở đây rất sạch. Giờ chất tẩy, thức ăn từ ao cá làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do chưa có nước sạch nên người dân phải lấy nước sông lóng phèn để dùng sinh hoạt hằng ngày. Người dân hầu như không có vật dụng gì quý giá vì có mua cũng không có điện để dùng. Tài sản lớn nhất là chiếc xe gắn máy cũng phải gửi bên kia sông vì đường không chạy xe được.
Đó chưa phải là nỗi khổ lớn nhất của người dân xứ cồn. "Ở đây không có trạm y tế nên lúc ốm đau mà gặp thời tiết xấu thì rất nguy hiểm. Nhà thuốc tây cũng không có. Cồn cũng không có trường học nên việc đi học của các cháu rất vất vả. Có lẽ vì vậy mà ở đây tình trạng bỏ học sớm rất nhiều, chỉ ít người học tới cấp 3 (lớp 10-12), ông Lý cho biết như thế.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, khi còn đi học, Trần Kim Luyến , con ông Lý, hằng ngày đến trường trên những chuyến đò ngang. Năm lớp 12, Luyến được cho ở trọ bên đất liền bởi do phải học nhiều. "Nhiều bữa mưa gió lớn, đò ngang đâu dám đi, thế là em trễ học. Gia đình không có điều kiện nên học xong lớp 12 em đi làm công nhân cho một công ty thủy sản" - Luyến nói. Những người cùng trang lứa với Luyến hầu hết đều nghỉ học khi chưa xong cấp 2 (lớp 9). Nhiều người lên thành phố làm thuê làm mướn mưu sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.