Hôm nay,  

Những Mảnh Đời Chợ Đêm

13/07/200800:00:00(Xem: 3067)

Bạn,

Theo báo SGGP, trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Sài Gòn, có chợ đêm Bình Điền là nơi mưu sinh của dân  nhập cư nghèo khổ.  Vào buổi tối, khi dàn đèn điện chợ  này bật sáng, những dòng xe tải lớn nhỏ bấm còi inh ỏi chở hàng hóa kìn kìn kéo về, hàng ngàn tiểu thương tất bật với hàng hóa. Đó cũng là lúc những người dân nhập cư với đủ thứ nghề như lượm bao, bốc xếp, bán vé số, băng đĩa, báo dạo, hủ tiếu gõ... bắt đầu một đêm mưu sinh. Báo SGGP ghi nhận toàn cảnh về những mảnh đời đêm ở chợ này qua đoạn ký sự như sau.

Khoảng 23 giờ, chợ đông như mắc cửi, xen giữa những tiểu thương tất bật, ồn ã bán mua là những cái bóng lặng lẽ của những người "ăn theo chợ". Hai mẹ con cô bé Thảo ngồi ké tại một vựa rau củ nhưng hàng hóa chỉ vỏn vẹn có mấy bó nha đam đựng trong chiếc thúng tre nhỏ. Thảo có lẽ còn quá nhỏ nên không thể thức cùng mẹ theo chợ đêm, cô bé gục xuống đùi mẹ ngủ từ lúc nào, hai tay thủ sâu trong chiếc áo khoác cũ. Bên khu nhà lồng tôm cá, hải sản, mùi tanh bốc lên, một vài đứa trẻ chân đất vẫn vừa đi vừa soi mắt xuống mặt sân xi măng lênh láng những nước để tìm, nhặt những con tôm, con cá nhỏ vừa lọt ra khi chủ vựa cân hàng.Nhắc đến những lao động nhập cư tại đây, có lẽ không thể không kể đến "lực lượng" khá đông những người làm nghề lượm bao. Theo cách nói  của một  nhân viên trong Ban quản lý chợ Bình Điền, "họ là những công nhân vệ sinh không ăn lương của chợ". Những người phụ nữ đã qua tuổi 30, có những người đã ở tuổi 50, 60 vẫn phải "bám trụ" với nghề.

Tại sân sau khu nhà lồng D, bên cạnh những đống rác, lá rau củ lên men nồng nồng, ngai ngái, chị Nhàn, chị Huấn (cùng quê Quảng Xương, Thanh Hóa) đang cặm cụi thu lượm những bao ni lông lẫn trong đó. Chị Huấn là một trong số những người có "thâm niên" làm nghề này ở chợ. Trước đây chị đã làm 4 năm tại Chợ Lớn, năm ngoái mới về chợ Bình Điền. Còn chị Nhàn cũng mới từ quê vào thành phố được 2 năm nay. Công việc của các chị nhiều khi kéo dài 16 giờ/ngày. Chị Huấn nửa đùa nửa thật: "Nhàn nó trẻ khỏe, làm nhanh gấp rưỡi, gấp đôi chị nên 11, 12 giờ  khuya đi cũng được. Chị nhiều tuổi rồi, chậm nên phải đi từ 7, 8 giờ tối mới theo kịp nó". Nói rồi chị lại thoăn thoắt đôi tay bới những chiếc bao ni lông nhỏ lẫn trong đám lá bắp cải lên giũ mạnh mấy cái rồi cho vào bao lớn. Công việc vất vả là thế nhưng tiền bán bao ni lông rẻ mạt. Loại bao nhỏ, vụn chỉ được thu mua với giá 1 ngàn- 2 ngàn  đồng/kg.

Bạn,

Phóng viên báo SGGP ghi nhận rằng những phụ nữ nói ở trên  vất vả đã nửa đời người, giờ họ chỉ mong sao lo được cho con cái. Đó cũng là một niềm an ủi với các phụ nữ này.  Buồn nhất là những trẻ  em  kiếm sống ở chợ đêm, khi cái nghèo, cái khổ đã "đánh cắp" đi của tuổi thơ và cả những mơ ước của các em.  Phóng viên hỏi  một cậu bé tên là Linh rằng sau này có định học một nghề gì đó không, cậu bé im lặng hồi lâu mới nói: "Chắc là chẳng học gì được nữa, em làm ở đây, có tiền thì về quê trồng rẫy..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.