Hôm nay,  

Núi Lớn, Núi Nhỏ

27/05/200700:00:00(Xem: 4207)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, có 2 ngọn núi có địa danh là Núi Lớn và Núi Nhỏ. Núi Lớn ở phía Bắc, núi Nhỏ ở phía Nam trung tâm thành phố Vũng Tàu. Núi Lớn, núi Nhỏ như hai anh em làm bình phong che chắn cho thành phố Vũng Tàu, cùng với biển cả bao quanh đã tạo nên nét đẹp độc đáo cho thành phố này. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận toàn cảnh về 2 ngọn núi này như sau.

Núi Lớn, còn gọi là Tương Kỳ, có diện tích khoảng 400ha, đỉnh cao nhất 254m. Sách Gia Định thành thông chí (viết đầu thế kỷ 19) gọi núi Lớn là Thác Cơ Sơn, dáng như rồng xanh tắm biển, đứng nghiểm nhiên dựng làm ngọn nêu để chỉ rõ bờ bến cho tàu thuyền Nam Bắc qua lại, chặn đè sóng gió. Đầu ghềnh Thác Cơ Sơn thường có những con rái cá nên dân gian thường gọi là núi Ghềnh Rái. Sách Đại Nam nhất thống chí (viết giữa thế kỷ 19) nhấn mạnh sự quan yếu của núi "làm bình phong ngoải cửa Cần Giờ". Du khách có thể lên đỉnh núi Lớn tận hưởng không khí trong lành, mát lạnh và thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Vũng Tàu theo con đường uốn lượn vòng quanh triền núi phía Nam, từ ngã ba đường Lê Lợi và đường Vi Ba.Núi Nhỏ, còn gọi là Tao Phùng, diện tích khoảng 120 hécta, cao 170m. Nếu như núi Lớn tựa dáng con rồng xanh tắm biển thì núi Nhỏ chính là "cái đuôi" của con rồng xanh ấy.

Có hai đường lên núi Nhỏ. Một đường ở phía Bắc, nối với đường Hạ Long, gần cầu Đá; một đường ở phía Nam. Năm 1862, tức 3 năm sau khi đánh chiếm Nam phần, Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng đầu tiên ở Việt Nam trên núi Nhỏ (tại độ cao 149m).Cuối núi Nhỏ về phía Nam là mũi Nghinh Phong. Trước đây, dân Vũng Tàu gọi mũi Nghinh Phong là Ô Quắn. Như cánh tay dài vươn ra biển, ôm bãi Vọng Nguyệt phía Đông và Hương Phong (bãi Dứa) phía Tây, quanh năm Nghinh Phong đón gió. Cách mũi Nghinh Phong không xa về phía Đông là Hòn Bà-tên gọi gắn với điện thờ trên đảo. Cũng như nhiều địa danh khác ở Vũng Tàu dù trước đó đã có tên Việt, Hòn Bà đã từng được người Pháp đặt cho cái tên Ile d' Archinard, vốn là tên một viên tướng trong quân đội Pháp Mũi Nghinh Phong, Hòn Bà tạo cho cảnh quan núi Nhỏ thêm kỳ thú.

Bạn,

Cũng theo báo Bà Rịa-Vũng Tàu, Núi Lớn, Núi Nhỏ còn bảo tồn nhiều di tích lịch sử như phòng tuyến trận địa pháo của Pháp, Hải đăng Vũng Tàu, Hầm thủy lôi của quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.