Hôm nay,  

Thủy Sản Cạn Kiệt

20/03/200800:00:00(Xem: 3068)

Ban,

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, có vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai rộng 248.7km2 nằm ở 5 trong tổng số 9 huyện của tỉnh này. Với tính đa dạng về mặt sinh học nên nhiều người ví nơi đây như một "bảo tàng sinh học" lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, do sự khai thác quá mức của con người khiến nguồn tài nguyên trên khu vực này trong vài ba thập  niên qua có nguy cơ cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.Nguồn thủy sản bị tàn sát bằng các thiết bị  đánh bắt tận diệt như ghi nhận của báo SGGP qua đoạn ký sự như sau.

Tại thôn Trung Làng, xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền cụ Nguyễn Lai, 70 tuổi, tâm sự: "Từ bao đời nay, người dân quê tui sống chủ yếu bằng nghề "theo đuôi con cá". Nhưng từ năm 1990 đến nay, sản lượng khai thác thủy sản trên phá không đủ chi phí cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên ngư dân làm nghề đã sáng chế ra một số phương tiện đánh bắt tận diệt như dã cào, cào lương, te điện. Người này làm được, người kia thấy có lợi cũng làm theo. Nguồn lợi thủy sản trên phá Tam Giang- Cầu Hai bị đe dọa, cơ quan chức năng khuyến cáo, truy đuổi, xử phạt cũng chẳng ăn thua vì với mức xử phạt cao nhất là 500 ngàn đồng/lần vi phạm, người dân sẵn sàng nộp phạt rồi tiếp tục đánh bắt.

Hai năm trở lại đây, phương tiện nằm trong danh mục cấm khai thác thủy sản "treo bếp" nên 100  gia đình  dân trong xã sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên phá Tam Giang lại tìm đến một loại phương tiện nhập từ Trung Quốc có tên gọi là lừng. Mỗi cái lừng thường dài 7m, khung làm bằng sắt, xung quanh bao bọc lưới có mắt cực nhỏ nên có khả năng đánh bắt được tất cả những con tôm, con cá vừa mới "chào đời",  cụ Lai cho biết thêm như vậy. Lừng không nằm trong danh mục cấm sử dụng khai thác thủy sản nên người người nơi đây vô tư sử dụng.

Trao đổi với  phóng viên về loại phương tiện mới mà thời gian gần đây ngư dân đánh bắt thủy sản trên phá Tam Giang - Cầu Hai sử dụng ngày một nhiều,  chủ tịch UB xã Quảng Thái tên là Văn  Vinh cho biết: Lừng là loại phương tiện đánh bắt hủy diệt hơn bất kỳ một phương tiện nào mà ngư dân đánh bắt thủy sản trên phá Tam Giang- Cầu Hai đã từng sử dụng. Loại phương tiện này không những đánh bắt được hết thảy con tôm, con cá mà nó còn có một chất "bí ẩn" làm mồi, được người sản xuất tẩm vào trong lưới để thu hút tất cả những sinh vật ăn xung quanh nơi thả lừng khoảng 20m2 .

Bạn,

Cũng theo báo SGGP ghi nhận rằng số phận của vùng nước lợ lớn nhất Đông Nam Á đang bị đe dọa bằng loại phương tiện mới có tên là lừng. Và nếu ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế không nhanh chóng ngăn chận, thì một thời gian không lâu, vùng đầm phá này sẽ bị hủy diệt hoàn toàn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.