Hôm nay,  

Bẫy Chuột Gia Truyền

11/02/200800:00:00(Xem: 4581)

Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ, tại miền Bắc, có làng Sơn Thủy, nằm cheo leo, heo hút giữa vùng núi đồi Phú Thọ, nổi tiếng là "trung tâm" sản xuất bẫy diệt chuột "gia truyền". Mỗi ngày có hàng chục chuyến xe tải từ miền xuôi đến đây đưa bẫy chuột của làng này đi khắp nơi, kể cả xuất ngoại. Báo Tuổi Trẻ viết về quy trình làm bẫy chuột của làng này qua đoạn ký sự như sau.

Tại làng Sơn Thủy, "công nghệ" làm bẫy chuột  xem ra khá đơn giản: "xưởng" sản xuất là khoảng sân trước nhà, thợ là các thành viên trong gia đình. "Máy móc" là kềm, búa, đe... và vật liệu là sắt, dây thép, vỏ lon đồ hộp. Qua bàn tay tài hoa và những "bí mật" gia truyền, những cọng thép, thanh sắt, vỏ đồ hộp đó được uốn lượn để thành những chiếc bẫy chuột "đơn giản nhưng hiệu quả" mà người dân trong làng tự hào là "bách phát bách trúng. Đụng vào bẫy này thì đố con chuột nào thoát".

Ông Đinh Văn Tân, một trong những nghệ nhân có thâm niên hơn 30 năm làm bẫy chuột, cho biết cả làng có trên 200  gia đình sống bằng nghề này. Vào những năm bẫy chuột cực thịnh, thị trường tiêu thụ khắp Bắc - Nam, làng có hơn 300  gia đình theo nghề. Nghề làm bẫy chuột giúp các hộ nông dân trồng lúa mất mùa "chuyển đổi cơ cấu ngành nghề" để cuộc sống khá lên.

"Cơ duyên" làm bẫy chuột tại Sơn Thủy bắt đầu từ 40 năm trước. Do đồi nương thường xuyên bị chuột phá hoại nên dân trong làng phải nghĩ ra cách làm bẫy để diệt loài động vật gây hại mùa màng này. Một số người trong làng học lóm được cách làm bẫy chuột khá độc đáo của người Mường và dùng bàn tay tài hoa để cách tân, cải tiến bẫy chuột của người Mường thành thứ "độc quyền" mang nhãn hiệu Sơn Thủy.

Loại bẫy này vừa nhỏ gọn, rẻ tiền, diệt chuột hiệu quả đến độ ngay cả người Mường phải ngược tìm đến nhờ dân Sơn Thủy làm bẫy giúp. Bẫy chuột Sơn Thủy còn được thương lái thu mua để đưa sang cả Trung Quốc, Lào...

Bạn,

Cũng theo báo TT, ông Tân kể rằng có thời  gian thương lái Trung Quốc đi xe tải đến tận làng thu gom tất cả bẫy chuột và thanh toán bằng đôla. "Mỗi ngày một người có thể làm được hơn 100 cái bẫy mà mỗi cái có thể lãi được vài ngàn. Trước đây đã có gia đình mỗi tháng kiếm được cả chục triệu đồng nhờ làm bẫy chuột, ông Tân kể như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.