Hôm nay,  

Mía Miền Tây Chết Khô

12/06/200700:00:00(Xem: 2403)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, nhiều nông dân trồng mía ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre như đang ngồi trên đống lửa khi hơn 2 ngàn 500 hecta mía chưa thu hoạch, chết khô từng ngày trong khi các nhà máy đường sắp kết thúc niên vụ. Dù giá mía tại ruộng rẻ như bèo, từ 160 ngàn ( gần 10 Mỹ kim) đến 230 ngàn đồng (hơn 14 Mỹ kim)/tấn nhưng thương lái vẫn còn ép  giá, nông dân lỗ đậm. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau. 

Tại tỉnh Bến Tre, chỉ riêng xã Phước Long, huyện Giồng Trôm, còn khoảng 150 hécta mía chưa thu hoạch, đa phần bị bão số 9 làm gãy đổ, chất lượng kém nên bị thương lái chê. Nông dân trồng mía vùng đệm U Minh Thượng (Kiên Giang) còn khổ sở hơn nhiều vì năm nay Nhà máy đường Kiên Giang không hoạt động.

Mía nguyên liệu phải bán cho các nhà máy khác trong khu vực  với giá rẻ và chi phí vận chuyển gấp 2, 3 lần. Bành Văn A, một nông dân ở xã An Minh Bắc (huyện An Minh) rầu rĩ: "Đầu mùa đến giờ giá mía chỉ ở mức 160 - 200 đồng/kg, tụi tôi lỗ trắng tay. Tiền thuê nhân công đốn mía, vác từ trên liếp xuống ghe hết 80 ngàn đồng  (gần 8 Mỹ kim)/tấn, chở ra đến con đập ngăn mặn ở đê bao ngoài vùng đệm U Minh Thượng lại phải thuê người vác từ ghe mình sang ghe thu mua với giá 9 ngàn đồng/tấn. Vậy mà tôi vẫn còn may hơn nhiều người khác vì vớt vát được chút đỉnh. Chứ chừng tháng nữa, nhà máy nghỉ hết thì có nước đốt bỏ".

Tại Sóc Trăng, Vùng mía nguyên liệu huyện Cù Lao Dung  nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long hiện còn khoảng 1,100  hécta mía nguyên liệu quá lứa, chưa thu hoạch. Hầu hết nông dân phải tự tìm thương lái kêu bán vì không có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy đường. Giá mía giảm mạnh nhưng giá nhân công thì sốt lên tới 200 ngàn - 250 ngàn  đồng/ 1 sào  vẫn tìm không ra.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP,  những khó khăn mà nông dân trồng mía miền Tây Nam phần đang gánh chịu chính là hậu quả của việc ồ ạt tăng diện mía mới hơn 6,000  hécta, thiếu kiểm soát của các địa phương. Thêm vào đó là việc quản lý không nổi tình trạng đường nhập lậu giá rẻ dẫn đến các nhà máy đồng loạt hạ giá thu mua nguyên liệu để giảm giá thành sản xuất, cạnh tranh với đường lậu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.