Hôm nay,  

Tận Diệt Trường Giang

21/01/200700:00:00(Xem: 3343)

Tận Diệt Trường Giang

Bạn,

Theo báo quốc nội, trong hệ thống sông ngòi của tỉnh Quảng Nam, có sông Trường Giang trong nhiều năm qua là nơi cưu mang hàng chục ngàn con người sống dọc đôi bờ... Tuy nhiên, cũng chính họ đang ngày đêm ráo riết tận diệt dòng sông bằng cách dùng máy xung điện để đánh bắt cá, với sức tàn phá môi sinh và nguồn thủy sản của sông này ở mức độ kinh hoàng. Báo Thanh Niên ghi nhận về thảm họa này qua đoạn ký sự như sau.

Tại thôn Nghĩa Hòa (xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), có ông Nguyễn Thanh M hàng chục năm nay sống bằng nghề sông, đêm nào vợ chồng ông thả lưới, trút nò cũng có thu nhập tạm đủ để nuôi ba đứa con ăn học. Một ngày cách đây bốn năm, nhân đi dự một đám giỗ nhà người bà con ở xã bên cạnh, người làng tình cờ phát hiện ông M. bí mật mang về một cái máy xung điện khác với loại máy cầm tay mà nhiều người vẫn lén lút dùng lâu nay, sau đó ông M. còn lẳng lặng sắm 2 bình ắc-qui loại lớn giá hơn 700 ngàn đồng/cái. Từ đó, người làng thấy vợ chồng ông M. làm nghề trúng hẳn... Rất nhanh, chiếc máy xung điện bằng cách này hay cách khác đã xuất hiện ở khắp các làng ven sông, dân chài cất hẳn mấy sải lưới, cả làng rùng rùng chuyển sang đánh bắt bằng xung điện. Anh Mai D., xóm Bến (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình) kéo phóng viên vào nhà chỉ lên chiếc bóng điện nhỏ trên bàn thờ: "Tôi nói gian tôi chết ngay, ban ngày mà điện không đủ sáng một cái bóng đèn trái ớt, mấy cái bình ắc-qui "hút" sạch điện rồi, muốn coi ti vi cũng không được. Xóm tôi có gần 30 bình ắc-qui, hễ đi hết cái này thì về găm vào sạc tiếp".

Tìm được những người... không đi xung điện như vợ chồng ông Trần Hữu T. ở Bình Giang vô cùng khó. Làng nào, xóm nào cũng sắm ghe, máy xung điện, như thể sắm cái xe đạp để đi lại, có nhà cả mấy cha con cùng làm nghề bằng xung điện, một ông bí thư chi bộ thôn ở xã Bình Triều cũng "hành nghề" xung điện... Họ khẩn khoản: "Chú đừng nêu tên thiệt của tui lên báo, ai chớ hàng xóm mà biết tui làm việc với nhà báo thì họ nói ra nói vào không chịu nổi đâu, có khi bị đập bể ghe không chừng". Những gia đình cư dân sống bằng nghề sông như họ chịu thiệt thòi không biết bao nhiêu mà kể, khi chưa có xung điện, mỗi đêm vợ chồng ông T. thả lưới, trút mấy dàn nò cũng kiếm được vài chục đến trăm ngàn đồng, còn nay còng lưng cả đêm ngoài sông không được chén tép. Những gia đình chỉ có lao động già yếu thường xuyên trở về tay trắng, cái đói nghèo lơ lửng trên đầu.

Bạn,

Báo Thanh Niên ghi nhận rằng giờ đây sông Trường Giang xanh leo lẻo, không còn thấy bóng dáng một con cá mài mại. Một người dân tên là Nguyễn Văn Thơ (59 tuổi) sống bằng nghề sông mấy chục năm nay đã từ bỏ "danh hiệu" câu cá bống số một của mình. Ông nói: "Sông ngày xưa có đủ thứ cá, tôm, nay gần như mất sạch. Mạnh như con lạch khuyết, lươn... sống trong hang cũng bị tiêu diệt thì chẳng con chi sống nổi".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.