Hôm nay,  

Nỗi Lo Cầu Sập

11/30/200900:00:00(View: 3432)

Nỗi Lo Cầu Sập

Liên tục trong những tháng gần đây, trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã xảy ra một số vụ sà lan, tàu thuyền va chạm gây hư hỏng cho các cây cầu. Do đó, nỗi lo cầu sập của người dân thành phố khi lưu thông trên những cây cầu yếu hiện nay là rất khó tránh khỏi. Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Sau hàng loạt vụ sà lan, tàu thuyền va chạm với các cây cầu trên địa bàn TPSG như: Mương Chuối (Nhà Bè), An Nghĩa (Cần Giờ), Thị Nghè (quận 1 và Bình Thạnh)... gây hư hỏng đối với cầu và ảnh hưởng đến việc lưu thông qua lại của các phương tiện thủy, bộ, vưà qua, phóng viên trở lại một số cây cầu như: Phước Long, Long Kiểng, Rạch Đĩa (huyện Nhà Bè); cầu Kinh Thanh Đa, cầu Đỏ (Bình Thạnh)... đang nằm trong tình trạng báo động.
Có mặt tại cầu Phước Long (Nhà Bè), chỉ mới gần 16 giờ khi triều cường bắt đầu dâng lên, một chiếc ghe lưu thông qua gầm cầu suýt bị vướng lại giữa cầu. Cư dân Nguyễn Thanh Bình, nhà ở ngay chân cầu Phước Long cho biết: "Cứ mỗi lần nước lên là hàng loạt sà lan phải xếp hàng dài ở mé bờ sông chờ nước rút mới qua được vì cầu quá thấp, nếu sà lan nào muốn qua gấp thì phải dùng cách bơm nước vào sà lan cho chìm xuống mới qua được".


Tương tự, với các cầu như: Bình Lợi, Kinh Thanh Đa (quận Bình Thạnh) vốn là tuyến đường thủy thường xuyên có nhiều tàu thuyền qua lại, nhưng khoang thông thuyền lại quá hẹp và độ tĩnh không cầu rất thấp khiến sà lan, tàu thuyền rất dễ va chạm vào cầu mỗi khi qua lại nhất là triều dâng cao và nước chảy xiết.
Bên cạnh đó, một số cây cầu khác như: cầu Xây Dựng (bắc qua kênh Bò Cua, quận 2), cầu Đồng Tròn (bắc qua một nhánh sông Đồng Nai, thuộc địa bàn quận 9)... cũng có độ tĩnh không rất thấp. Do đó, chỉ cần một chiếc ghe lớn chui qua là cầu có thể bị "đội" lên.
Ngoài yếu tố tĩnh không cầu quá thấp khiến cho hàng loạt phương tiện thủy gặp khó khăn mỗi khi qua cầu. Hiện nay, vấn đề tải trọng của những cây cầu vốn "già nua" này đang là nỗi lo của không ít người dân mỗi khi qua lại trên cầu.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, hiện nay các cây cầu này có tải trọng từ 2 - 25 tấn như: Phước Long (8 tấn), Rạch Tôm (2 tấn), Long Kiểng (1tấn) thuộc huyện Nhà Bè; cầu Kinh Thanh Đa (15 tấn), cầu Đỏ (12 tấn), cầu Đinh Bộ Lĩnh (13 tấn) thuộc quận Bình Thạnh; cầu Đức Nhỏ (18 tấn) thuộc quận Thủ Đức... nhưng hàng ngày những cây cầu này lại phải "cõng" trên mình những chiếc xe quá tải lưu thông qua lại. Nói về vấn đề này, cư dân Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm: "Có nhiều hôm đứng trên cầu bỗng có nhiều xe tải lưu thông một lúc qua là cầu rung lên bần bật và cứ tưởng là cầu sắp sập".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.