Hôm nay,  

Đội Xây Cầu ‘Miệt Vườn’

26/06/200800:00:00(Xem: 3553)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại tỉnh Đồng Tháp, có một đội xây cầu "miệt vườn", qui tụ những nông dân thiện nguyện.  Họ đi làm cầu ở khắp nơi mà không nhận tiền công. Người dân quen gọi đó là đội xây cầu "Hai lúa". Hơn 15 năm qua, đội xây cầu này đã xây dựng hàng trăm cây cầu khắp các huyện, thị xã ở khu vừng đồng bằng sông Cửu Long. Báo Tuổi Trẻ viết về  đội xây cầu này qua đoạn ký sự như sau.

Khi phóng viên đến thì đội xây cầu "Hai lúa" đang khởi công xây cầu qua kênh rạch vùng quê xã Định An (huyện Lấp Vò,  tỉnh Đồng Tháp). Ông Mai Văn Đâu (ấp An Lợi B, xã Định Yên, huyện Lấp Vò), "chỉ huy trưởng" đội xây cầu - nói mùa nắng hay mưa nghe người dân hoặc các xã gọi là đội tới liền. Qua sổ sách ghi chú từ 15 năm qua, đội đã xây trên trăm cây cầu lớn nhỏ ở các huyện, thị xã Đồng Tháp và một số tỉnh  đồng bằng sông Cửu Long. Ông Đâu kể đội tập trung đông nhất vào lúc nông dân nhàn với nhân số gần cả trăm người. Đội có nhiều cụ trên 68 tuổi nhưng tham gia với khí thế không thua thanh niên. Việc xây cầu đã được ông Đâu lên kế hoạch từng bước chắc nịch. Trước khi tới địa điểm xây, đội của ông đến nơi khảo sát địa hình địa chất, độ nông cạn của sông. Xong bàn nhau vẽ bản thảo, tính toán với độ cao, chiều dài, chiều rộng như vậy cầu sẽ cần bao nhiêu sắt, thép, ximăng... rồi qui ra kinh phí gửi về xã. Ông Đâu nói: "Đội không hề xây bừa xây đại để lấy tiếng. Mình xây cầu, bà con đi mà bị té hay cầu sập gây tai nạn thì tội lắm".

Mấy anh em trong đội kể việc xây cầu xuất phát từ ông Đâu. Ông cười khà khà nói: "Thì cũng chung hết chứ đâu riêng gì ai". Ông Đâu kể nhiều năm trước xã quê ông nghèo lắm, đường sá đi đâu cũng đụng kênh mương. Mùa nắng còn đỡ, mùa mưa, mùa nước nổi cầu ván trơn như nhớt, báo hại học trò vừa dắt xe vừa nơm nớp sợ trượt chân. Sợ nhất là qua những cây cầu như răng bà già, mấy thanh ván lót bị rớt tạo ra lỗ hổng nguy hiểm. Trước tình trạng này, ông Đâu rủ rê thân tộc múc đất, đắp đê ngăn lũ, rồi xây cầu để giúp tụi nhỏ đến trường thuận tiện. Ban đầu ông và thân tộc xây cầu trong ấp, sau đó dân ấp khác thấy ông xây khéo nên năn nỉ nhờ xây giùm. Ông nói mình sẵn lòng làm không công nhưng phải cho người tới phụ chứ làm không xuể. Người dân nghe hợp lý nên gật đầu. Thế là những cây cầu mới mọc lên thay cho những cây cầu già nua. Rồi từ đó người này rủ người kia gia nhập đội xây cầu. Ai nhờ, ai gọi, dù xa xôi ông Đâu cũng kéo quân lên đường. Lúc đầu máy móc không có, đội làm thủ công là chủ yếu. Sau đó mấy anh em trong đội trích tiền bán lúa, vận động người thân hùn tiền sắm sửa máy trộn hồ, máy hàn tiện, cần cẩu... Có mạnh thường quân còn nhiệt tình cho mượn xe tải để giúp đội vận chuyển máy móc đi xa.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ban đầu đội này chỉ xây cầu gỗ, từ năm 1998 trở đi mới xây cầu đúc. Dù không qua trường lớp nào về ngành xây dựng cầu cống, nhưng các "kỹ sư" miệt vườn này đã xây dựng rất thành thạo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.