Hôm nay,  

Xóm Chài Khốn Khó

27/06/200800:00:00(Xem: 2967)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại thành phố Biên Hòa,đối diện công viên bờ sông Đồng Nai (gần chợ Biên Hòa) là một xóm chài với khu nhà sàn lụp xụp thuộc ấp Đồng Nai, xã Hóa An, thuộc khu vực ngoại thành Biên Hòa. Nhà cửa của hầu hết cư dân ở đây đều tạm bợ, chắp vá dù họ đều là những người có nguồn gốc định cư từ năm 1954, và cuộc sống của họ vô cùng khốn khổ. Báo Đồng Nai ghi nhận cuộc sống nghèo khó của người dân ở xóm chài này qua đoạn ký sự như sau.

Tại xóm chài ở xã Hóa An, bà Nguyễn Thị Hường năm nay đã 71 tuổi cho biết, trước đây gia đình bà và một số cư dân ở quanh đây đều cư ngụ ở khu vực Cồn Gáo giữa sông Đồng Nai. Lúc đó cồn ở gần bờ sông phía xóm Lò Heo, phường Hòa Bình. Do nước chảy làm lở bờ dần nên người dân dời vào bờ phía xã Hóa An để sống vì phía này còn đất trống. Sau năm 1975 cồn Gáo "teo" lại chỉ còn khoảng mươi hộ và vài năm sau cồn bị "xóa sổ". Lúc này cư dân đều lên định cư ở ấp Đồng Nai, xã Hóa An. Bà Hường còn cho biết, xóm nhà sàn ven sông ở đây có 50 gia đình thuộc tổ 7 và tổ 6. Tuy gọi là xóm chài nhưng hiện nay ở đây chỉ còn khoảng 10  gia đình sống nghề chài lưới. Còn lại hầu hết người trẻ đều đi làm công nhân hoặc làm thuê, người già ở nhà trông cháu.

 Nhà cửa ở đây tuy diện tích chỉ vài chục mét vuông nhưng đa số đều nằm "nửa trên bờ, nửa trên mặt nước". Chẳng hạn nhà bà Nguyễn Thị Mận, phần nhà phía trước chỉ hơn 10 mét vuông, phần sau là nhà sàn nằm trên con rạch nhỏ. Bám theo bờ con rạch ngắn ngủn này là hàng chục nóc nhà nhỏ, hẹp hoặc lụp xụp như một cái lều... Ông Nguyễn Văn Thân, năm nay đã 54 tuổi, cho biết, ông theo gia đình đến đây sống từ nhỏ. Gia đình ông có đông thành viên cùng chung sống nên một số người phải ra riêng mới có đủ chỗ ở. Tuy vậy hiện tại gia đình ông vẫn còn đến 10 người nên phải nới nhà thêm ra khỏi bờ sông mới đủ chỗ sinh hoạt. Phần nhà sàn gặp mùa nước lớn luôn bị ngập xâm xấp nên sinh hoạt của gia đình rất khổ sở. Người dân ở đây cũng đều kêu than về tình trạng ngập úng trong mùa mưa. Với thực trạng như vậy nên dân xóm chài này sống ở giữa thành phố nhưng không hề biết đến nước sạch. Mọi sinh hoạt tắm, giặt, nấu nướng...  người dân đều cậy nhờ vào nguồn nước sông Đồng Nai. Mặc dù cư dân trong tổ dân phố có quy ước với nhau về việc bảo đảm vệ sinh cho nguồn nước, nhưng với tình hình dân cư phức tạp và gặp tình thế đột xuất thì đành phải "xé rào". Với khoảng 300 người của xóm chài, thì hàng ngày xóm chài này sẽ tuôn xuống sông một lượng chất thải không phải là ít.  Điều cũng đáng lưu ý là ở xóm chài hiện có đến 45 trẻ em trong độ tuổi mầm non. Việc bảo đảm an toàn trong sinh hoạt cho các cháu ở đây hoàn toàn trông cậy vào sự may rủi.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, lo trước điều kiện sống không  bảo đảm , trong nhiều lần được tiếp xúc với các cơ quan chức năng các cấp, cư dân đã nêu ý kiến về thực trạng này và   ủy ban xã hứa hẹn sẽ có kế hoạch tái định cư ở nơi khác. Thế nhưng từ khi được xã hứa hẹn đến nay đã gần 3 năm, mà  người dân vẫn còn sống trong cảnh lụp xụp, tạm bợ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.