Hôm nay,  

Sông Nghẹt Vì Lục Bình

03/04/200800:00:00(Xem: 3082)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, ở vùng sông rạch chằng chịt như Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng... hơn 80% lượng lúa gạo, cá tôm, gà vịt, nông sản được vận chuyển bằng đường sông. Thế nhưng tình trạng lục bình lấn sông đã khiến việc sinh kế, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nhà nông gặp rất nhiều khó khăn. Do lục bình sinh sôi dày đặc, bủa vây trên khắp các mặt sông, nhiều con sông ở hai tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu đang đứng trước cảnh "chết nghẹt". Báo Thanh Niên ghi nhận thực trạng này như sau.

Trưa nắng chang chang, chị Huỳnh Thị Ênh lái chiếc vỏ lãi đi bán rau, cá trên sông, vừa chạy máy vừa rao hàng. Thế rồi giọng rao của chị đứt ngang khi chiếc vỏ composite bắt đầu chạy vào ngã tư kênh xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ,  tỉnh Hậu Giang. Chiếc vỏ như bị mất dạng trong một rừng lục bình dày đặc, giăng kín mặt kênh. Kinh nghiệm bảo chị ghìm láp máy xuống thật sâu để "chân vịt" không vướng vào rễ lục bình. Hơn 30 phút, chỉ đi được một đoạn 50m rồi kẹt giữa "rừng" lục bình, dù chị có dùng cây chống, hay máy chạy hết tốc lực cũng không thể xê dịch. Dòng sông phủ đầy lục bình như chiếc bẫy khổng lồ ghìm chặt những chiếc xuồng nhỏ lỡ sa vào, tới cũng không được, lui cũng không xong.

Có mặt tại ngã tư kênh  xã Xà Phiên chưa đầy một giờ,  phóng viên chứng kiến nhiều cảnh xuồng ghe mắc kẹt, tắt máy, nhiều chiếc đã quay đầu trở hướng không tiếp tục đi vào con kênh. Một người dân sống bên kênh nói, người đi sông lỡ vào con kênh này vào ban ngày đã khổ, vào ban đêm, kẹt giữa "rừng" lục bình thì còn kinh hoàng hơn.Kênh xã Xà Phiên chỉ là một trong số hàng chục con kênh, con sông lớn nhỏ ở hai tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu lâm vào "vấn nạn" lục bình. Người ta đặt tên cho những dòng sông này là "dòng sông đau khổ". Khổ nhất là những gia đình sinh sống dọc theo những con sông này; có xuồng, có ghe nhưng cũng không thể đi lại. Có những con sông trước đây ghe xuồng đi lại tấp nập thì giờ đây đã trở nên vắng ngắt.

Cách kênh xã Xà Phiên không xa, con kênh Lộ Hoang nối từ thị trấn Long Mỹ kéo dài qua nhiều xóm dân cư cũng rơi vào cảnh ách tắc do lục bình giăng kín. . Người dân ở ven con kênh này cho rằng do ủy ban  huyện đã làm cho nó bị "chết", vì đã xây Nhà Lồng C (chợ Long Mỹ) làm ngăn dòng chảy của con kênh ra sông lớn.

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Niên, do lục bình trôi theo dòng chảy, đến một số nơi chúng bị vướng lại và sinh sôi với một tốc độ chóng mặt. Chẳng bao lâu, những khóm lục bình nhỏ đã nảy nở ra đầy cả sông. Không kể hết bao nhiêu con sông bị "nạn" lục bình hoành hành. Chỉ biết danh sách những con sông, con kênh bị  lục  bình tấn công ngày càng dài thêm. Từ những con kênh nhỏ  đến những con sông lớn  đều có sự hiện diện của lục bình và  gây khó  khăn cho tàu ghe qua lại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.