Hôm nay,  

Gian Truân Nghề Biển

04/03/200800:00:00(Xem: 3684)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, những làng nghề đánh bắt thủy hải sản Thừa Thiên - Huế tập trung nhiều ở các xã ven biển huyện Phú Vang và Phú Lộc. Gần 3 tháng nay, ngư dân làm nghề đứng ngồi không yên. Bởi lẽ, các loại cá, tôm, cua đánh bắt bán ra thị trường không tăng giá được là bao nhưng dầu hỏa, các loại nhu yếu phẩm như đá ướp lạnh, gạo, rau củ quả... cung ứng cho đoàn thuyền ra khơi lại tăng giá từng ngày.  Báo SGGP ghi nhận tình cảnh khốn đốn của ngư dân ở hai huyện  này như sau.

Tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang,  ngư dân Võ Văn Hùng, đã nhiều năm gắn bó với nghề đi biển nhưng bây giờ đành để thuyền và các vật dụng đánh bắt nằm bờ, dù mùa vụ mới bắt đầu chưa đầy một tuần lễ. Ông tâm sự: "Hơn 2 tháng nay, với giá dầu 10 ngàn 200 đồng/lít, ngư dân chúng tui đã liên tục bị thua lỗ. Nay giá dầu lại tăng đến 3 ngàn700 đồng/lít thì mỗi chuyến ra khơi ít nhất cũng tiêu tốn thêm từ 5 đến 7 triệu đồng".

Chia tay ông Hùng cùng một số ngư dân thuộc làng chài Thuận An,  phóng viên đến một số làng chài khác thuộc huyện Phú Vang và Phú Lộc. Ở đâu cũng chứng kiến cảnh những chiếc thuyền đánh cá không chủ nằm trơ ven bờ, xa xa vọng lại những câu hát chế thể hiện nỗi buồn khi con cá, con tôm không "đua" kịp với giá dầu của một số ngư dân.

Ngư dân Nguyễn Văn Lai, quê tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang bày tỏ: "Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, từ hồi lập gia đình đến nay đã mười năm, tui thường phải đi đánh cá thuê cho các ông chủ có thuyền lớn, còn vợ và 3 đứa con ở nhà mưu sinh bằng việc mua cá ở bến đưa bán chợ kiếm lời. Nhưng liên tục 3 tháng nay, hầu hết chủ thuyền đều ái ngại với việc ra khơi vì thu không đủ chi. Hôm qua xăng dầu lại tăng giá, ông chủ tôi quyết định hủy bỏ chuyến đi đầu năm. Tui lại thất nghiệp, vợ cũng thất nghiệp theo...".

Khác với gia cảnh anh chị Lai, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nga khi cưới xin xong đã vay thêm vốn ngân hàng cộng với tiền mừng cưới, đầu tư cùng 5 ngư dân khác mua thuyền đánh bắt xa bờ trị giá hàng trăm triệu đồng. Tiền làm không ra nhưng tiền lãi ngân hàng lại đã đến hạn... Nản chí, người chồng đâm ra rượu chè rồi về nhà đánh đập vợ con...

Bạn,

Cũng theo SGGP, những năm qua, người dân ven biển thuộc huyện Phú Vang, Phú Lộc sống ổn định nhờ nghề khai thác thủy hải sản trên biển nhưng bây giờ họ đang đối mặt với "bão giá" xuất phát từ tác động của giá xăng dầu khiến hàng ngàn gia đình tại đây không có việc làm, đời sống lâm vào cảnh khó khăn túng thiếu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.