Hôm nay,  

Nghĩa Địa Cá Voi

11/01/200800:00:00(Xem: 3254)

Bạn,

Theo báo Tiền Phong, trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, có 1 khu nghĩa địa chôn cất cá voi từ biển dạt vào bờ.  Khu nghĩa địa này  nằm trên phần đất xóm Vạn Niên, thuộc  xã Tam Hải, nơi mà hàng ngàn gia đình cư dân sẽ phải di dời để nhường chỗ cho khu du lịch sắp được xây dựng. Theo kế hoạch  giải tỏa, khu ghĩa địa với hàng trăm ngôi mộ cá voi có lẽ không ngoài số phận đó, và ngư dân  địa phương rất buồn khi mộ các "ông voi" cũng bị di dời. Báo TP viết về khu nghĩa địa cá voi  này  qua đoạn ký sự như sau.

Ngư dân Phạm Mai nay đã 80 tuổi nhưng thâm niên bám biển thì đã có thừa 60 năm. Khi phóng viên hỏi đến  đang vui vẻ, đột ngột ông hạ giọng nghiêm trang: "Chỗ táng "ông ngài" ngoài xóm Vạn Niên. Linh lắm, thuở tôi 20 tuổi đã biết làng có nghĩa địa lớn riêng cho "ông" rồi". Xã đảo này nằm sát cửa An Hòa, vài ba năm một lần lại chứng kiến cá voi dạt vào.  Khu Vạn Niên nằm ở thôn 1, sát bờ biển, giữa rừng cây dương liễu. Hàng trăm ngôi mộ được vun cát, nối nhau. Mỗi mộ đều được dựng một tấm bia bằng viên đá ong," ông Mai nói. Ông cũng chắc chắn rằng đã đi hết các vùng biển trong nam ngoài bắc, chưa nơi nào nghĩa địa cá voi nhiều như ở đây. Không không hiểu vì sao vùng cửa biển nầy các "ông" hay tấp vào. 

Ông Mai nhớ lại: "Năm đó là năm Sửu. Làng đói vì gần hết tháng 8 rồi  mà mất mùa thì coi như  qua mưa gió ngồi nhà chờ chết. Một bữa, có "bà" to như chiếc thuyền dạt vào, mắc cạn. Hôm sau, một "ông" nhỏ nữa cũng thọ nạn. Làng báo quan trên xin được táng. Lễ táng linh đình ba ngày ba đêm, mời hát bội về ca xướng. Có ông trong làng giỏi chữ Nho đặt bài thơ dài mấy chục câu xin "bà ngài, ông ngài" phù hộ độ trì cho làng. Táng xong, phen nớ đi biển  trúng thiệt lớn". Với ngư dân, cá voi lúc là bạn, lúc là người cứu nạn. Nhiều ngư dân đi biển lão luyện khi gặp bão tố bất ngờ, chỉ còn cách khấn "ông" cứu. Ông Mai cũng không ngoại lệ. Ông kể : Hai "ông"  kèm sát hai bên thuyền giữ cho khỏi bị chao, dìu thuyền vào đến bờ. Vì thế, dân đi biển người nào cũng trọng "ông", hễ "ông" gặp nạn là phải an táng đàng hoàng. Hồi trước 1975, hễ có "ông" dạt vào, lễ lạc tiến hành là có quận trưởng áo dài khăn đóng đến lạy, cúng thêm hai xấp vải lụa điều. Cúng có văn tế hẳn hoi như cúng người. Ai là người đầu tiên phát hiện ra ông, khi tang tế sẽ được choàng khăn trắng trên đầu.

Bạn,

Cũng theo báo Tiền Phong, hàng năm, cứ vào tháng ba, ngư dân xúm lại chung tiền, gạo làm lễ tế cá voi. Khi  phóng viên hỏi rằng, sẽ đến lúc rời làng ra đi, để lại sau lưng đất đai mấy trăm năm với bao nhiêu kỷ niệm, di chỉ văn hoá, cả nghĩa địa "ông ngài" mà bao thế hệ đã gây dựng lên, nhường chỗ cho các khu du lịch, công nghiệp đang rục rịch trên giấy, hẳn là đau xót lắm. Ông Mai không nói gì, chỉ lặng lẽ nhìn ra biển. Nơi đó đi bên cạnh cuộc đời những người như ông, có cả những "ông ngài" một thuở...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.