Hôm nay,  

Làng Không Ruộng

16/12/200400:00:00(Xem: 4736)
Bạn,
Trên địa bàn các tỉnh phía Bắc của miền Trung, có huyện Lệ Thủy là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, tại huyện này có làng Thống Nhất thuộc xã Mỹ Thủy lại luôn phải đối mặt với nạn đói, dân cả làng lại không có đất làm ruộng. Nỗi lo lớn trong đời người nông dân là mất mùa. Nhưng có lẽ, đau hơn cả nỗi lo ấy là làm nông dân mà không có ruộng. Báo SGGP ghi nhận về hiện trạng của nông dân làng này như sau.
Làng có tên là Thống Nhất. Nguyễn Công Minh, trưởng thôn giải thích: "Thống Nhất thành lập từ 1960. Hồi ấy phong trào thành lập hợp tác xã rầm rộ, dân khắp các địa phương đến, thành lập HTX sản xuất gạch ngói nên tên làng đặt là Thống Nhất, hay còn gọi là làng Ngói...".Theo cư dân trong làng kể lại, trước đây, khi còn làm gạch ngói, Thống Nhất lúc nào cũng đông người. Gạch ngói tốt xấu gì cũng tiêu thụ hết sạch. Khó khăn là từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, gạch làng làm thủ công không cạnh tranh được gạch sản xuất bằng máy móc nên đổ nợ. Hợp tác xã giải thể. Cả làng thất nghiệp.

Năm 1960 thành lập, Thống Nhất thuộc địa chính xã Mỹ Thủy. Khi địa phương phân chia đất sản xuất cho các xã, ruộng đất xã Mỹ Thủy thuộc về 3 làng còn lại. Thống Nhất trắng tay. Không việc làm, không ruộng đất, thanh niên trai tráng ở làng Thống Nhất thì kéo nhau đi làm thuê tứ xứ. Dân bám làng, kẻ thì chạy chợ buôn bán qua ngày, kẻ thì vô rừng chặt cây bán kiếm tiền. Kiểm lâm có bắt, dân không tiền nộp phạt, cũng huề cả làng. Số còn lại thì làm thợ đụng, ai kêu gì làm nấy... Chị Hiên, vợ trưởng thôn Minh, kể: "Chú coi, trước làng là ruộng của làng khác. Tới mùa người ta rạo rực đi gặt, đàn bà làng tui thì đứng ngó ra. Người ta được mùa cười nói rôm rả mà mình tủi. Mùi lúa chín, mùi bùn, mùi cứt trâu ngai ngái, muốn ra vốc một nắm mà không dám. Không có đất, dân làng tui như người ở trọ trên quê hương mình đó chú ạ!".

Bạn,
Cũng theo SGGP, vào năm 1999, xã cấp 3 hecta đất cho làng tại ba nơi, cách làng bốn cây số. Chỉ có 3 hecta đất phải phân chia cho 86 gia đình, 430 người, mỗi người chỉ được một thẻo như cái nong, chẳng làm gì được. Bàn đi tính lại, làng quyết định ưu tiên cho ba chục gia đình khó khăn nhất... Thế nhưng những gia đình nhận đất cũng chẳng khấm khá hơn là bao bởi gánh nặng của những khoản thu nộp: khoán sản lượng 1 sào 17kg, thuế thêm 14kg, tiền nước thủy lợi, (mặc dù nước chảy trên công trình thủy lợi làng khác), rồi đủ thứ linh tinh khác như phân bón, tiền cày, bừa, tiền dịch vụ giữ đồng... cộng lại cả năm, một sào người dân chỉ còn thu được 4 thúng thóc, xay xát lại hao thêm 1 thúng mà thôi. Và dân làng phải tiếp tục đối mặt với nạn đói, nhất là vào những năm hạn hán, thiên tai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.