Hôm nay,  

Vào Rừng Sâu Lập Làng

12/20/201000:00:00(View: 5560)

Vào Rừng Sâu Lập Làng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn,  tại miền  Đông Nam phần, miền Trung  và Tây  Nguyên, tình trạng xây dựng tràn lan các hệ thống công trình thủy điện đã khiến cho cư dân nhiều địa phương vô cùng khốn đốn. Riêng trên khu vực Nam của vùng Tây  nguyên, để xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 3 trên địa bàn hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, cơ quan chức năng  đã buộc hàng trăm gia đình  cư dân ở xã Đắc P' Lao (huyện Đắc G' Long,  tỉnh Đắc Nông) buộc phải bỏ làng về khu tái định cư mới. Tuy nhiên bốn tháng đã qua, cuộc sống người dân vẫn trong cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Trong khi đó, hàng chục gia đình không chịu di dời về khu tái định cư đã vào rừng sâu để lập làng kiếm sống. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận  thực trạng này qua bản tin như sau.
Cách trung tâm khu tái định cư Quảng Khê khoảng 3km có một quả đồi mà trên đó có hàng chục căn nhà lụp xụp tựa sát vào nhau. Hầu hết những  gia  đình cư  dân này vừa mới chuyển từ làng cũ về để tránh nước lên. Họ cho biết do nhà mới chưa được cấp nên phải ở tạm bợ trong những căn nhà này. Cũng có một số hộ dân không chấp nhận phương án đền bù và những hộ được nhận tiền đền bù quá ít nên không đủ tiền xây nhà mới. Cư dân Hà Văn Phan, thôn 4, cho biết hầu hết các  gia đình này đều đang lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn. Không chỉ vậy, theo anh Phan, tới thời điểm hiện tại các công trình phụ phục vụ khu tái định cư này vẫn hoàn toàn trống không, đến nước sạch mà toàn thôn chỉ có một cái bể nước, hàng trăm người dân phải thay nhau đi vác nước về dùng. Anh Phan cho biết thêm để có thể sống qua ngày, người dân phải chạy ngược về các khu nương rẫy ở làng cũ để trồng trọt.


Để về được làng cũ, nơi có nương rẫy, người dân phải mất 50 ngànđồng cho cả người và xe để đi thuyền qua đoạn nước ngập rộng khoảng 1km. Một số người nói dù đắt đỏ và nguy hiểm nhưng họ buộc phải tìm mọi cách về làng cũ để trồng bắp trồng mì, nếu không sẽ chết đói. Cư dân Yàng A Lựu cho biết anh được cấp một căn nhà mới và được đền bù một ít tiền, nhưng ở bên làng mới thì không có việc để làm nên anh chị phải bế hai con về làng cũ dựng căn lều nhỏ tại cái chuồng trâu cũ, hằng ngày lên rẫy trồng mì kiếm sống.
Không chỉ vợ chồng anh Lựu mà còn khá nhiều hộ dân dù đã bị dỡ nhà cửa nhưng vẫn quyết tâm dựng lều bám trụ lại làng cũ để ở, để kiếm cái ăn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất không phải là việc người dân cố bám trụ lại các ngôi làng cũ mà hiện có hàng chục  gia đình cư  dân đã kéo ngược lên khu vực rừng sâu thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng để lập làng.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, một người dân tại đây cho biết do họ không đồng tình với phương án đền bù không hợp lý vì bị thiệt thòi nên không biết đi đâu, về đâu, trong khi đó nước đã ngập hết nhà cửa, vườn tược nên phải đưa nhau vào rừng, nơi ngày xưa cha ông đã làm rẫy để dựng nhà kiếm sống.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong khi Báo Tin Tức nói về cuộc triển lãm bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa ở Đồng Tháp... lại có tin Phố Tàu đang xây lậu ở Đà Nẵng. Bởi vậy, hễ quan chức “thông cảm, bỏ qua” là có chuyện liên.
Các bạn khoan suy nghĩ rằng nhóm chữ “vườn thú lớn nhất” là ám chỉ gì tới chuyện chính trị quê nhà. Vì vườn thú chỉ là vườn thú, không ám chỉ gì.
Westminster (Bình Sa)- - Trưa Chủ Nhật ngày 5 tháng 3 năm 2017, tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên
Bản tin nói, Bà Nguyễn Thị Vy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa), đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ việc nhắn tin “vòi tiền” doanh nghiệp.
Cảm động nhất trong ngày là một cệu bé đang đi lang thang cùng mẹ lượm ve chai đã xếp dép cho các bé cùng tuổi trong lớp dã ngoại nơi công viên được một trường nhận cho học miễn phí,
Nhà văn quá cố Cao Xuân Huy trong tập hồi ký “Tháng Ba Gãy Súng” đã kể lại những gì anh nhìn thấy, chứng kiến trong khi quân lực VNCH tan rã ở bãi biển Đà Nẵng.
Chúng ta đang tiến vào những ngày của tháng 3/2017. Cũng chính trong tháng 3/1975, những trận đánh sôi nổi bùng lên, khởi đầu từ ngày 10/3/1975 ở Ban Mê Thuột, vài ngày sau là trận Pleiku...
Việt Nam ra sức đào tạo, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ... nhưng thất nghiệp ở các bậc học này vẫn cao. Tại sao? Và có cách nào tạo ra việc làm mới? Hay là cứ xuất khẩu?
Nhiều chuyện để chú ý hôm nay… Chuyện học sinh ngộ độc thuốc diệt cỏ, chuyện vợ bị chồng đánh chết, chuyện ông Phó Tỉnh Ủy đền tiền nghiên cứu sinh Tiến sĩ,
Bản tin VietnamNet kể chuyện: Hai cô giáo mầm non dùng dép đánh trẻ bị phạt mỗi người 2,5 triệu đồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.