Hôm nay,  

Vào Rừng Sâu Lập Làng

20/12/201000:00:00(Xem: 5433)

Vào Rừng Sâu Lập Làng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn,  tại miền  Đông Nam phần, miền Trung  và Tây  Nguyên, tình trạng xây dựng tràn lan các hệ thống công trình thủy điện đã khiến cho cư dân nhiều địa phương vô cùng khốn đốn. Riêng trên khu vực Nam của vùng Tây  nguyên, để xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 3 trên địa bàn hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, cơ quan chức năng  đã buộc hàng trăm gia đình  cư dân ở xã Đắc P' Lao (huyện Đắc G' Long,  tỉnh Đắc Nông) buộc phải bỏ làng về khu tái định cư mới. Tuy nhiên bốn tháng đã qua, cuộc sống người dân vẫn trong cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Trong khi đó, hàng chục gia đình không chịu di dời về khu tái định cư đã vào rừng sâu để lập làng kiếm sống. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận  thực trạng này qua bản tin như sau.
Cách trung tâm khu tái định cư Quảng Khê khoảng 3km có một quả đồi mà trên đó có hàng chục căn nhà lụp xụp tựa sát vào nhau. Hầu hết những  gia  đình cư  dân này vừa mới chuyển từ làng cũ về để tránh nước lên. Họ cho biết do nhà mới chưa được cấp nên phải ở tạm bợ trong những căn nhà này. Cũng có một số hộ dân không chấp nhận phương án đền bù và những hộ được nhận tiền đền bù quá ít nên không đủ tiền xây nhà mới. Cư dân Hà Văn Phan, thôn 4, cho biết hầu hết các  gia đình này đều đang lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn. Không chỉ vậy, theo anh Phan, tới thời điểm hiện tại các công trình phụ phục vụ khu tái định cư này vẫn hoàn toàn trống không, đến nước sạch mà toàn thôn chỉ có một cái bể nước, hàng trăm người dân phải thay nhau đi vác nước về dùng. Anh Phan cho biết thêm để có thể sống qua ngày, người dân phải chạy ngược về các khu nương rẫy ở làng cũ để trồng trọt.


Để về được làng cũ, nơi có nương rẫy, người dân phải mất 50 ngànđồng cho cả người và xe để đi thuyền qua đoạn nước ngập rộng khoảng 1km. Một số người nói dù đắt đỏ và nguy hiểm nhưng họ buộc phải tìm mọi cách về làng cũ để trồng bắp trồng mì, nếu không sẽ chết đói. Cư dân Yàng A Lựu cho biết anh được cấp một căn nhà mới và được đền bù một ít tiền, nhưng ở bên làng mới thì không có việc để làm nên anh chị phải bế hai con về làng cũ dựng căn lều nhỏ tại cái chuồng trâu cũ, hằng ngày lên rẫy trồng mì kiếm sống.
Không chỉ vợ chồng anh Lựu mà còn khá nhiều hộ dân dù đã bị dỡ nhà cửa nhưng vẫn quyết tâm dựng lều bám trụ lại làng cũ để ở, để kiếm cái ăn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất không phải là việc người dân cố bám trụ lại các ngôi làng cũ mà hiện có hàng chục  gia đình cư  dân đã kéo ngược lên khu vực rừng sâu thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng để lập làng.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, một người dân tại đây cho biết do họ không đồng tình với phương án đền bù không hợp lý vì bị thiệt thòi nên không biết đi đâu, về đâu, trong khi đó nước đã ngập hết nhà cửa, vườn tược nên phải đưa nhau vào rừng, nơi ngày xưa cha ông đã làm rẫy để dựng nhà kiếm sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tưng bừng khói thuốc... Tại Việt Nam, thuốc lá hút tưng bừng. Bản tin Infonet kể: Những con số báo động với người hút thuốc lá... Không nguy hiểm tức thời giống những căn bệnh hiểm nghèo khác nhưng những người hút thuốc lá sẽ phải đối mặt với hàng loạt chất độc trong khói thuốc lá gây nên những con số kinh hoàng với những căn bệnh quái ác.
Tăng trưởng, tăng trưởng... Báo Đầu Tư Chứng Khoán kể: Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 7,45% của quý I, nhưng cao hơn mức tăng 6,73% của quý II, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng.
Bệnh lạ, bệnh dữ... Dân Sài Gòn báo động... Bản tin TTXVN kể: Trẻ bị tay chân miệng trở nặng vì chủng vi rút nguy hiểm tái xuất hiện. ...Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Sài Gòn, số ca nhập viện do tay chân miệng tăng nhanh trong những tuần gần đây. Trung bình mỗi tuần thành phố ghi nhận 286 ca, tăng 47% so với 4 tuần trước đây. Tổng số ca bị tay chân miệng ghi nhận được tại TP Sài Gòn từ đầu năm đến nay là 3.195 ca.
Chim trời bị bắt... sẽ tới một thời Việt Nam không còn chim nào nữa... Bản tin Infonet kể: Chim trời nằm la liệt dọc đường, tràn lan ở chợ và trên... bàn nhậu.
Một đại lễ không được truyền thông chú ý nhiều, nhưng rất nặng nghĩa tình dân tộc: Bản tin TTXVN kể rằng: Tối 25/9 (tức 16/8 âm lịch), tại Di tích Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Ban Tổ chức Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tổ chức Lễ tưởng niệm 718 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1300-2018); Lễ Khai ấn và Ban ấn đền Kiếp Bạc.
Thu nhập bình quân có tăng, nhưng thực tế ai cũng biết: người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo hơn.
Xã hội dĩ nhiên là cần có guồng máy công chức. Nhưng khi guồng máy cồng kềnh, làm sao mà nuôi nổi.
Tết Trung Thu năm nay sẽ là Thứ Hai 24/9/2018. Tết Trung Thu là Tết chủ yếu cho trẻ em, nhưng cũng là dịp cho người lớn ngồi ngắm trăng, ăn bánh, kể chuyện xưa...
Sách Giáo Khoa lời hay lỗ? Nhà Xuất Bản Giáo Dục VN nói rằng lỗ kinh hoàng mỗi năm, nhưng báo chí đưa ra các bản báo cáo chi thu cho thấy có mức lời kinh hoàng...
Vậy là, Thủ Thiêm... các quan chức thú tội, rồi xin lỗi. Chưa thấy trừng phạt ai. Bản tin Zing kể: UBND TP.SG xin lỗi nhân dân vì sai phạm ở Thủ Thiêm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.