Hôm nay,  

Làng Sóng Đánh

6/16/201000:00:00(View: 3136)

Làng Sóng Đánh

Bạn,
Theo  báo Sài Gòn, tại các làng ven biển thuộc các tỉnh miền Trung, cứ vào mùa mưa bão, người dân luôn sống trong lo sợ, và khi những trận bão bất thần từ  biển Đông tràn vào,   nhà của cư dân bị tàn phá, nhiều gia đình  không còn nơi cư trú, phải di  chuyển vào đất liền  và đối mặt với bao khó khăn trong đời sống. Báo Thanh Niên ghi nhận về thảm họa này tại một xã của tỉnh Thừa Thiên qua bản tin như sau.
Tại tỉnh Thưà Thiên-Huế, nhiều  gia đình cư  dân sống ven biển ở hai thôn Hòa Duân và An Dương (xã Phú Xuân, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đang sống trong nơm nớp lo sợ khi sóng biển sắp "cướp" đi ngôi nhà của mình.
Cư dân 2 ngôi làng từ xưa sinh sống cách biển hàng trăm mét với những hàng dương liễu vững chắc. Nhưng sau mỗi cơn bão, biển lại xâm thực một cách dữ dội. Bây giờ, những ngôi nhà ven biển chỉ còn lại đống đổ nát nằm trơ móng. Sóng biển cứ đánh, người dân cứ chạy, chạy đến khi hết phần đất của gia đình thì không biết về đâu.


Cư dân Trần Đông Hiếu, làm nhà tại thôn Hòa Duân cách đây 4 năm chỉ tay về phía dãy nhà bỏ hoang, nói: "Trước đây, nhà tui cách biển hàng trăm mét. Thấy đất rộng, chủ một doanh nghiệp đã thuê đất cho xây hồ nuôi tôm. Nhưng bây giờ thì họ đã "bỏ của chạy lấy người". Sóng biển đánh tan tành cả rồi". Đập vào mắt chúng tôi là cả một cơ sở với hệ thống bể nuôi tôm, nhà xưởng sập đổ hoàn toàn đang dần vùi trong cát.
Theo lời trưởng thôn Hòa Duân tên là Hồ Đen cho biết: "Các  gia đình ở sát mép sóng chỉ sống được vào mùa nắng. Mùa mưa không ai dám ở nhà". Theo người dân trong thôn, mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền trung bình khoảng 10m, năm nào có bão lớn thì biển còn lấn sâu hơn nhiều. Mặc dù, chính quyền địa phương đã nhiều lần huy động đắp đê bao nhưng vẫn không ngăn được sóng biển. Còn 13  gia đình cư  dân ở thôn An Dương thậm chí không dám ở trong nhà mình. Nhiều ngôi nhà kiên cố chênh vênh, nghiêng dần đang chờ ngày biển... "nuốt".
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, tiếp xúc với  phóng viên, quyền chủ tịch  ủy ban xã Phú Xuân,  Huỳnh Quang Tuyến cho biết: "Có tổng cộng 18  gia đình dân thuộc 2 thôn phải di dời khẩn cấp. Xã đã phân lô đất để định cư , tuy nhiên còn chờ cấp trên lên lịch mới có thể tiến hành". Và mùa mưa bão sắp đến (tháng 8 - 11 hằng năm), người dân lại đứng ngồi không yên. Thêm mùa mưa này, các  gia đình  trên sẽ mất nhà...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trước tiên, để nói chuyện xuất cảng. Việt Nam mình làm nhiều, nhưng lợi tức lớn lại sang tay người khác.
Bản tin RFI nêu lên tình hình Biển Đông: Trung Quốc đang xây dựng một trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines,
Môi trường đang làm hại người dân Sài Gòn ra sao? Và chất lượng sống cư dân Sài Gòn được đo lường thế nào? Không có gì là vui cả.
Chị Ngà đem tờ giấy báo cáo từ chỗ chị mới đi thử máu tuần rồi vô sở đưa khơi khơi cho cả tiệm coi. Láng chớp lấy đọc trước. Đọc tới đâu cô trợn trắng con mắt tới đó, cặp mắt đã lộ càng lộ thêm. Vừa đọc xong cô lên:
Vào sáng 16.3, bức tranh cuộn Phật Quan Âm khổng lồ lớn nhất Việt Nam đã được khai mở cho mọi người chiêm bái tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Vĩnh Phúc).
Bản tin SOHA/Trí Thức Trẻ kể chuyện “Thí sinh "tố" giám thị chép bài cho học sinh khác: Cô giáo nói chỉ chép được dăm ba câu”...
Bộ VH-TT&DL vừa yêu cầu các hội trong cả nước dừng hàng loạt việc cấp chứng nhận tôn vinh các danh hiệu nghệ nhân, “Cây di sản”…
Có vẻ như rất nhiều chính quyền địa phương Việt Nam dung dưỡng nạn xâm hại tình dục trẻ em...
Trước tiên là gợi ý Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn thăm Hoa Kỳ. Chỉ cần Tổng Thống Hoa Kỳ Trump nói vài câu, giới đầu tư an tâm, là vừa tăng du khách, vừa tăng đầu tư vào VN.
Gà nhập khẩu siêu rẻ? Cũng lạ. Vậy mà có. Rồi chuyện sẽ có 11% giới trẻ nghiện ma túy bị nhiễm HIV... Rồi chuyện lấy tủy răng, nuốt kim vào phổi. Lại xảy ra chuyện phóng viên bị đánh bầm dập...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.