Hôm nay,  

Làng Sóng Đánh

6/16/201000:00:00(View: 3037)

Làng Sóng Đánh

Bạn,
Theo  báo Sài Gòn, tại các làng ven biển thuộc các tỉnh miền Trung, cứ vào mùa mưa bão, người dân luôn sống trong lo sợ, và khi những trận bão bất thần từ  biển Đông tràn vào,   nhà của cư dân bị tàn phá, nhiều gia đình  không còn nơi cư trú, phải di  chuyển vào đất liền  và đối mặt với bao khó khăn trong đời sống. Báo Thanh Niên ghi nhận về thảm họa này tại một xã của tỉnh Thừa Thiên qua bản tin như sau.
Tại tỉnh Thưà Thiên-Huế, nhiều  gia đình cư  dân sống ven biển ở hai thôn Hòa Duân và An Dương (xã Phú Xuân, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đang sống trong nơm nớp lo sợ khi sóng biển sắp "cướp" đi ngôi nhà của mình.
Cư dân 2 ngôi làng từ xưa sinh sống cách biển hàng trăm mét với những hàng dương liễu vững chắc. Nhưng sau mỗi cơn bão, biển lại xâm thực một cách dữ dội. Bây giờ, những ngôi nhà ven biển chỉ còn lại đống đổ nát nằm trơ móng. Sóng biển cứ đánh, người dân cứ chạy, chạy đến khi hết phần đất của gia đình thì không biết về đâu.


Cư dân Trần Đông Hiếu, làm nhà tại thôn Hòa Duân cách đây 4 năm chỉ tay về phía dãy nhà bỏ hoang, nói: "Trước đây, nhà tui cách biển hàng trăm mét. Thấy đất rộng, chủ một doanh nghiệp đã thuê đất cho xây hồ nuôi tôm. Nhưng bây giờ thì họ đã "bỏ của chạy lấy người". Sóng biển đánh tan tành cả rồi". Đập vào mắt chúng tôi là cả một cơ sở với hệ thống bể nuôi tôm, nhà xưởng sập đổ hoàn toàn đang dần vùi trong cát.
Theo lời trưởng thôn Hòa Duân tên là Hồ Đen cho biết: "Các  gia đình ở sát mép sóng chỉ sống được vào mùa nắng. Mùa mưa không ai dám ở nhà". Theo người dân trong thôn, mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền trung bình khoảng 10m, năm nào có bão lớn thì biển còn lấn sâu hơn nhiều. Mặc dù, chính quyền địa phương đã nhiều lần huy động đắp đê bao nhưng vẫn không ngăn được sóng biển. Còn 13  gia đình cư  dân ở thôn An Dương thậm chí không dám ở trong nhà mình. Nhiều ngôi nhà kiên cố chênh vênh, nghiêng dần đang chờ ngày biển... "nuốt".
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, tiếp xúc với  phóng viên, quyền chủ tịch  ủy ban xã Phú Xuân,  Huỳnh Quang Tuyến cho biết: "Có tổng cộng 18  gia đình dân thuộc 2 thôn phải di dời khẩn cấp. Xã đã phân lô đất để định cư , tuy nhiên còn chờ cấp trên lên lịch mới có thể tiến hành". Và mùa mưa bão sắp đến (tháng 8 - 11 hằng năm), người dân lại đứng ngồi không yên. Thêm mùa mưa này, các  gia đình  trên sẽ mất nhà...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là phố hàng mã dần dà cũng tiêu điều... Cõi âm hóa ra đâu còn làm cho cõi dương sợ nữa. Bản tin VTC ghi rằng: Thủ phủ sản xuất hàng hiệu cho người cõi âm kêu ế ẩm thảm hại...
Buôn lậu qua sân bay Tân Sơn Nhất là chuyện nhỏ thì phải... Lâu lâu cũng lộ ra.
Khoa học gia Việt Nam không dở... vấn đề là môi trường phát triển, cơ hội thành công vẫn hiếm. Hầu hết khoa học gia VN ra hải ngoại mới thành công...
Dạy chui, dạy chui... dạy chui bậc cao đẳng. Chuyện chỉ xảy ra tại Việt Nam. Bản tin VOV kể: Chiều 7/8, UBND thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết đã giao cho Công an thành phố Bảo Lộc tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ trường Cao đẳng Việt Mỹ không có các giấy tờ pháp lý nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động “chui” trên địa bàn.
Về nguồn đất mẹ… Nhà nước Bắc Kinh ra độc chiêu, mời gọi thanh thiếu niên Singapore gốc Hoa về nguồn đất mẹ… Có thể nhuộm đỏ Singapore được chăng?
Không chỉ thợ máy VN mang tiếng dỏm... bây giờ tới phiên thợ máy Ukraine bị than phiền.
Thê thảm... bi đát... môi trường kể như hết nước nói... Bản tin VOV kể chuyện: Nhà máy luyện kim ở Lào Cai sẽ bị phạt nặng vì gây ô nhiễm môi trường.
Nỗi lo phế liệu tràn ngập Việt Nam... vì chính sách nhà nước mở cửa đón nhận phế liệu nhiều tới mức không xử lý nổi.
Câu chuyện sửa điểm thi không ngừng ở Hà Giang và Sơn La... Bây giờ là tỉnh Hòa Bình, bắt 2 quan chức giáo dục.
Câu chuyện sửa điểm thi có rất nhiều điều kỳ lạ: ông sếp giáo dục ra nghĩa trang dự tính đốt CD cúng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.