Hôm nay,  

Luyện Thi Cấp Tốc

6/17/200900:00:00(View: 3327)

LUYỆN THI CẤP TỐC
Ban,
Theo báo Sài Gòn, còn khoảng gần 3 tuần nưã, khi ngày ứng thí vào các trường đại học-cao đẳng năm 2009 được đếm ngược, nhiều học sinh phải cấp tốc móc hầu bao với mong muốn chen chân tìm một chỗ luyện thi. Thời gian này cũng là lúc nhiều trung tâm luyện thi ở thành phố Sài Gòn đưa ra những chiêu tiếp thị hấp dẫn để hút người học, và  mức học phí cũng leo thang. Báo SGGP ghi nhận toàn cảnh về các trung tâm luyện thi cấp tốc tại Sài Gòn qua đọan ký sự như sau.
Phóng viên đi vào con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo trên đường Tô Hiến Thành quận 10 để tìm trung tâm luyện thi (TTLT) Lê Hồng Phong như bảng chỉ dẫn. Tìm mãi mới thấy căn nhà 4 tầng dễ có đến 2 - 3 xuyệt trên địa chỉ đề bảng Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa- Luyện thi  Đại học Tô Hiến Thành. Dù nằm heo hút trong hẻm sâu, nhưng khi luyện thi vào mùa nước rút, trung tâm này cũng làm ăn khấm khá. Những gương mặt non choẹt khấp khởi hy vọng, đặt hết niềm tin vào khóa học vài mươi ngày hòng tìm đường mở cửa vào giảng đường đại học. Trong vai người ghi danh luyện thi cấp tốc khối D, phóng viên được nhân viên ghi danh tại đây đon đả giới thiệu: "Khối D có học phí 1 triệu đồng cho 3 tuần học, nghỉ ngày chủ nhật, nếu học thêm mỗi môn phải đóng 400 ngàn đồng. Chương trình học chủ yếu là giải đề, giảng viên giỏi, sĩ số chỉ 50 em. Nhưng khi phóng viên nghi ngờ sĩ số lý tưởng này thì cô nhân viên thật thà: Nói cứng là 50 - 60 nhưng thực tế đã khóa sổ mỗi lớp 70 - 80 em. Nếu muốn học thì đóng tiền ngay, không cho học thử...". Thế nhưng, sĩ số sẽ không dừng ở đó khi có người đến ghi danh vẫn nhận tất.


Những tưởng khó tìm người học khi mùa luyện thi năm nay vắng vẻ. Nhưng trái với dự báo, TTLT Vĩnh Viễn (quận 3) có hơn 1,000 học viên theo học cho khóa cấp tốc và còn rất đông học viên đến đăng ký nhưng trung tâm đã từ chối vì hết chỗ. Trong khi đó, với lợi thế gần bến xe, nhà ga, những TTLT như Khai Sáng, Đô Thành, Tân Khoa... tranh thủ thuê cơ sở, tận dụng từng mét vuông để níu người học ở lại. Từ quê lên thành chân ướt chân ráo, nhiều sĩ tử phải giật mình trước mức học phí cao chót vót. Thế nhưng, người học vẫn móc hầu bao bởi những lời quảng cáo "có cánh": TTLT chất lượng cao, giảng viên đại học uy tín đứng lớp... Và không ít thí sinh thí sinh cũng mềm long ghi danhvào những lớp luyện thi khi nghe lời quảng cáo về chất lượng đậu đại học. "Học phí ở đây chỉ ngang bằng các TT khác, bình dân với 2 mức học phí 900 ngàn đồng đến 1.5 triệu đồng cho 20 ngày thực học, còn chất lượng em khỏi lo. Học sinh sẽ được học với các thầy cô có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm luyện thi."
Bạn,
Báo SGGP ghi nhận rằng"chất lượng" của những khóa luyện thi cấp tốc vốn dĩ là chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng khi đến cơ quan quản lý để tìm hiểu thông tin về những trung tâm luyện thi thì gần như không có. Thị trường luyện thi bị thả nổi, các  trung tâm luyện thi ngày càng ăn nên làm ra bằng kinh doanh trong lĩnh vực dạy học.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là cháy rừng. Mà là rừng thông của Đan Viện Thiên An ở Huế. Có phải cháy vì tai nạn? Vì quá khô hạn? Hay vì có ai phá hoại?
Đốt tiền, đốt tiền, đốt tiền… Nhà nước Hà Nội là như thế đó, bất kể tình hình người dân đói nghèo, vận nước vẫn mãi suy yếu … Báo Đất Việt kể về chuyện 5 tỷ USD ngân sách chi sai/năm: Tiền đi đâu?
Vậy là biến động dầu khí... Sẽ có thêm quan chức ngành dầu khí vào tù vì tham nhũng? Tại sao cứ dầu khí là tham nhũng?
Hãy hình dung nhà của bạn nằm gần nhà máy xi măng khói đen mù mịt cả ngày... Hãy hình dung bạn ở nhà sàn trên dòng kênh nước đen... Hãy hình dung bạn đủ thứ nơi ở quê nhà bạn có thể hình dung... Hễ ô nhiễm là người chết sớm, vì nhiễm bệnh ung thư sớm... Trẻ em còi cọc, lớn không nổi vì thức ăn đầy hóa học, từ gạo tới nước... Phaỉ biết sợ ô nhiễm môi trường là vậy.
Bia rượu tưng bừng... đất nước nghèo, nhân quyền bị siết chặt... cho nên người dân chỉ còn niềm vui là nhậu?
Vậy là phải lo, trong 10 năm tới, sẽ có nhiều nghề hoàn toàn mới... Việt Nam mình có đào tạo nhân sự kịp hay không? Hay là phải xin đi lao động quốc tế? Báo Giáo Dục VN kể: 65% nghề nghiệp hoàn toàn mới sẽ xuất hiện trong 10 năm tới... Đó là con số được Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho hay tại Hội thảo “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ, hội nhập quốc tế".
Hãy hình dung rằng tới một lúc, Hà Nội sẽ bị đổi tên thành Tân Tô Châu, trong khi Sài Gòn bị đôi tên thành Tân Thượng Hải... Có thê như thê hay không? Báo Công An Nhân Dân có bản tin “Công ty đặt nhầm tên núi Trung Quốc ở Lâm Đồng gửi lời xin lỗi”...
Công ty Nga Rosneff vào VN để khai thác dầu khí... trong khi nhiều hãng Mỹ, hãng Ấn Độ bỏ chạy... bất kể các mỏ ngoài khơi nằm trong Biển Đông của VN. Bởi vì ông Putin làm Tập Cận Bình kiêng nể.
Có một thống kê cho thấy hoàn cảnh phụ nữ rất mực gian nan, rằng có rất nhiều việc phải làm mà không có lương.
Anh hàng xóm Trung Quốc luôn luôn là nỗi lo lớn cho dân tộc Việt Nam… Không rõ các quan chức Hà Nội có chung một cảm xúc như thế không.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.