Hôm nay,  

Tan Tác 1 Vùng Nuôi Tôm

28/05/200900:00:00(Xem: 2688)

TAN TÁC 1 VÙNG NUÔI TÔM

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Thưà Thiên-Huế, mới bước vào đầu vụ nuôi tôm, hàng trăm gia đình nuôi tôm ở vùng ven phá Tam Giang các huyện Phú Vang, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đã đối mặt với dịch bệnh đốm trắng hoành hành... Dịch bệnh tôm đến sớm gây chết hàng loạt đã làm  người nuôi tôm điêu đứng, nợ nần chống chất, nặng nhất là vùng nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc. Báo SGGP ghi nhận  về thảm họa  này qua đoạn ký sự như sau.
Dẫn phóng viên đi dọc cánh đồng tôm, ông Đặng Văn Thoang, thôn Miêu Nha, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc cho hay, cách đây nửa tháng, ông phát hiện tôm nuôi 50 ngày tuổi bị bệnh, lúc đầu chỉ vài con nhưng 2  ngày sau thì cả 4ha hồ tôm của ông chết sạch, đưa đi xét nghiệm mới biết bệnh đốm trắng. Chỉ tính riêng tiền đầu tư con giống và thức ăn cho tôm đã mất trắng 60 triệu đồng. Ông Nguyễn Xà rơm rớm nước mắt nói: "Khi phát hiện hồ tôm bên cạnh nhà tui bị nhiễm bệnh đốm trắng, tui lấy vôi bột rắc xung quanh hồ nhưng chẳng ăn thua gì. Chỉ vài ngày sau, tôm của tui (1.2 hécta) đã nuôi được 70 ngày bỗng nhiên chết hàng loạt. Bao nhiêu vốn liếng đầu tư vào con tôm vụ này coi như trắng tay. Tui bắt đầu nuôi tôm ở đây từ 9 năm trước, 5 năm đầu liên tục bị thất bại, những năm gần đây vùng nuôi tôm ở đây ít bị bệnh nên cũng kiếm được chút đỉnh bù lỗ dù chưa đủ, nay tôm bị bệnh chết sạch làm tui trắng tay. Hiện gia đình tui còn nợ 150 triệu đồng tiền vay của ngân hàng chưa trả được". 


Tại sao vùng nuôi tôm ven phá Tam Giang của xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, nơi những năm trước được xem là vùng ít bị dịch bệnh tôm nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, năm nay lại bị dịch bệnh sớm" Ông Tôn Thất Lợi, chuyên viên khuyến ngư xã Lộc Điền, cho rằng: "Phần lớn người dân trong xã mua tôm giống trôi nổi trên thị trường từ các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng... mà không qua xét nghiệm để kiểm tra dịch bệnh, sau đó chỉ ươm trong vòng 4-5 tuần rồi đưa ra hồ nuôi. Tôm còn nhỏ nên không thể phát hiện bệnh bằng mắt thường, đến 45-50 ngày tuổi là thời điểm dịch bệnh đốm trắng trên con tôm bùng phát, khi đó biết thì đã quá muộn. Vụ nuôi này cả xã Lộc Điền không một gia đình nào đưa tôm đi xét nghiệm trước khi thả nuôi!"
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, một nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh lây lan trên  địa  bàn rộng ở vùng nuôi tôm ven phá hiện nay là do công tác dập dịch quá chậm. Tại xã Lộc Điền, nơi xảy ra dịch bệnh đốm trắng đầu tiên trên địa bàn tỉnh, đến nay xã chỉ mới tạm thời xuất 13 thùng Clorin dự trữ của huyện cấp từ năm ngoái (loại 20 lít/thùng) và phát 4.2 tấn vôi bột cho gần 20 hécta hồ tôm bị bệnh. Với số lượng thuốc như trên thì chẳng thấm vào đâu, bởi theo người nuôi tôm, 1 hécta hồ tôm bị bệnh cần tới 12 thùng hóa chất Clorin mới đủ. Vì vậy, nhiều ao tôm bị nhiễm bệnh gần 20 ngày vẫn không khử dịch.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.